Công Nghệ NFC Và RFID: Điểm Khác Nhau Là Gì, Nên Chọn Giải Pháp Nào?

Công nghệ NFC và RFID được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Giữa 2 công nghệ này có nhiều điểm khá tương đồng và cũng có sự khác biệt rõ rệt. Vậy điểm khác nhau đó là gì? Bạn nên dùng công nghệ RFID hay công nghệ NFC?… Bài viết dưới đây của IT Nam Việt sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 công nghệ này, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp nhất.

Công nghệ NFC và RFID
Công nghệ NFC và RFID

RFID Là Gì? Ứng Dụng Của Công Nghệ RFID

RFID là viết tắt của Radio Frequency Identification, là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ RFID cho phép người dùng nhận dạng đối tượng qua hệ thống thu và phát sóng radio, hỗ trợ quản lý nhanh chóng, hiệu quả và chính xác nhất. Hiện nay, giải pháp RFID được ứng dụng khá phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực, điển hình có thể kể đến như: công nghệ RFID trong lĩnh vực thư viện, RFID trong quản lý kho, RFID trong quản trị chuỗi cung ứng, RFID trong Logistics, RFID trong an ninh phương tiện, RFID trong lĩnh vực thời trang,…

Liên quan đến RFID và ứng dụng của chúng, bạn đọc có thể truy cập: “Công Nghệ RFID Và Ứng Dụng Hệ Thống RFID Trong Đời Sống” để hiểu chi tiết hơn nhé!

NFC Là Gì? Ứng Dụng Công Nghệ NFC

Những thông tin dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về công nghệ NFC cũng như các ứng dụng điển hình của chúng trong đời sống hàng ngày.

NFC là gì?

NFC (tiếng anh: Near-Field Communications) hay còn gọi là giao tiếp trường gần, là công nghệ kết nối không dây tầm ngắn sử dụng cảm ứng từ trường để kết nối giữa những thiết bị di động như smartphone, máy tính bảng,… khi có sự tiếp xúc trực tiếp. Bạn có thể chia sẻ dữ liệu thẻ NFC và thiết bị được cấp nguồn đều sử dụng cùng tần số vô tuyến (13,56 MHz). Cụ thể, khi 2 thiết bị NFC được chạm vào nhau, gần như ngay lập tức sẽ có một kết nối được hình thành mà không cần thêm bất kì một khai báo nào nữa.

Ưu điểm công nghệ NFC
Ưu điểm công nghệ NFC

Ứng dụng công nghệ NFC

Được biết, hiện nay, công nghệ NFC được ứng dụng khá phổ biến ở các lĩnh vực, điển hình có thể kể đến là:

  • Thanh toán di động: Ở Việt Nam, hiếm người sử dụng hình thức thanh toán này, tuy nhiên, ở các nước phát triển, đây là hình thức rất thông dụng. Điện thoại sau khi được đăng nhập, kích hoạt tài khoản thì lập tức trở thành “ví tiền điện tử”, khi đó, bạn chỉ cần chạm nhẹ điện thoại vào thiết bị thanh toán thì giao dịch sẽ hình thành, tối ưu thời gian một cách hiệu quả.
  • Chia sẻ dữ liệu: Công nghệ NFC giúp chia sẻ dữ liệu nhanh chóng, điển hình nhất là hình thức chấm công bằng điện thoại NFC.
  • Kết nối điện thoại với các thiết bị khác: Thông qua công nghệ NFC, điện thoại của bạn sẽ được kết nối với các thiết bị khác như laptop, tivi, loa, dàn âm thanh, bộ định tuyến,… Thao tác đơn giản, bạn chỉ cần chạm 2 thiết bị vào nhau, một kết nối lập tức được hình thành, khi đó, bạn thỏa sức chia sẻ hình ảnh, âm nhạc,… tiện lợi, nhanh chóng.
  • Tác vụ tự động qua NFC: Khi tích hợp NFC trên điện thoại và trên cửa, khi đó, cửa sẽ được mở hoặc đóng nhanh chóng. Đây được đánh giá là giải pháp tối ưu giúp thay thế chìa khóa truyền thống, được ứng dụng trong các phòng khách sạn.
NFC cho phép truyền dữ liệu ở khoảng cách gần chỉ 4cm
NFC cho phép truyền dữ liệu ở khoảng cách gần chỉ 4cm
Ứng dụng NFC trong mở cửa phòng khách sạn
Ứng dụng NFC trong mở cửa phòng khách sạn

Ngoài ra, giải pháp NFC còn được sử dụng để thay thẻ giao thông công cộng như thẻ xe buýt, thẻ quẹt tích điểm,… Mặt khác, NFC cũng được dùng để xác minh người dùng khi đăng nhập máy tính, ứng dụng nhạy cảm thông qua quét vân tay hoặc mã pin. Và NFC cũng có thể được sử dụng cho các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo, giúp người dùng chạm điện thoại thông minh của mình để nhận thêm thông tin sản phẩm hoặc tìm kiếm dịch vụ,…

NFC trên điện thoại kết nối với các thiết bị khác
NFC trên điện thoại kết nối với các thiết bị khác

Hạn chế của giải pháp NFC

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dùng, thế nhưng, công nghệ giao tiếp trường gần NFC cũng gặp phải một số hạn chế nhất định, cụ thể như sau:

  • Tốc độ truyền dữ liệu của NFC khá chậm, do đó, giải pháp này không thực sự phù hợp với các tập tin dung lượng lớn.
  • Phạm vi hoạt động của NFC khá hạn chế, thường chỉ từ khảng 4 – 10cm.
  • Kết nối được hình thành chỉ khi cả 2 thiết bị cùng hỗ trợ công nghệ NFC.

So Sánh Công Nghệ NFC Và RFID

Như đã đề cập, công nghệ NFC thực chất là một nhánh phát triển từ RFID, cả 2 đều sử dụng sóng vô tuyến để trao đổi thông tin thẻ và thiết bị đầu đọc. Cả 2 công nghệ này cũng đều được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, nhận dạng, theo dõi và quản lý tài sản, cho phép trao đổi dữ liệu mà không cần tiếp xúc vật lý.

RFID trong quản lý kho
RFID trong quản lý kho

Tuy nhiên, giữa chúng có nhiều điểm khác biệt rõ rệt, cụ thể được thể hiện trong bảng so sánh dưới đây:

Đặc điểmCông nghệ RFIDCông nghệ NFC
Cấu trúcChất liệu chip RFID là dày hơn NFC với lớp màng bảo vệ bên ngoàiChip NFC khá mỏng do nó được tích hợp trực tiếp vào điện thoại di động
Phạm vi hoạt động
  • Thẻ LF: 10cm
  • Thẻ HF: 30cm
  • Thẻ UHF: 100m
Khoảng 4cm (hầu hết các điện thoại)
Tần số hoạt động
  • Thẻ LF: 125-134 KHz
  • Thẻ HF: 13.56 MHz
  • Thẻ UHF: 856-960 MHz
13.56 MHz
Tốc độ truyền dữ liệuNhanh, tuy nhiên, với khoảng cách càng xa thì tốc độ truyền có phần giảm đi đáng kể.Do phạm vi ngắn, dữ liệu NFC được gửi nhanh chóng
Thiết bị đọcSử dụng thiết bị đầu đọc RFID chuyên dụng.Thường sẽ được tích hợp sẵn trên các thiết bị di động, khi đó, 2 thiết bị cùng được hỗ trợ NFC để gần nhau sẽ hình thành kết nối.
Loại thẻ sử dụngBao gồm thẻ RFID Passive và ActiveChỉ có thẻ Passive
Cách lấy mẫuLấy mẫu không có trong Nhận dạng tần số radioLấy mẫu trong Giao tiếp trường gần
Quét đồng loạtKhông
Hiệu suất quétCó thể đọc được dữ liệu trên nhiều thẻ cùng lúcChỉ có thể quét được 1 thiết bị tích hợp NFC vào cùng thời điểm
Tính tương thíchHỗ trợ kết nối qua Bluetooth, Wi-fi, GPS, LAN,…Chỉ với các thiết bị có hỗ trợ NFC
Ứng dụngTheo dõi tài sản, theo dõi hàng tồn kho và kiểm soát truy cậpThanh toán hóa đơn và chia sẻ dữ liệu giữa hai thiết bị di động
Chi phíChi phí RFID khá cao, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng doanh nghiệpChi phí đầu tư rẻ hơn (chi phí cho đầu đọc nằm trên điện thoại của khách hàng)

Nhìn chung, chip RFID và NFC đều là công nghệ kết nối không dây quan trọng trong quản lý, vận hành và sản xuất. Giữa chúng có nhiều điểm tương đồng nhưng có phạm vi và ứng dụng khác nhau. Nắm rõ các yếu tố khác biệt giữa 2 công nghệ này giúp bạn đưa ra được đánh giá và lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Nên Chọn Giải Pháp NFC Hay Công Nghệ RFID?

Nên chọn RFID hay NFC?
Nên chọn RFID hay NFC?

Việc lựa chọn công nghệ NFC hay RFID tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của bạn. Theo đó, khi lựa chọn giải pháp phù hợp, bạn cần lưu ý các yếu tố cơ bản sau:

  • Khoảng cách đọc: NFC chỉ hoạt động ở tần số 13.56 MHz, trong khi đó, RFID hoạt động ở nhiều dải tần số khác nhau, tần số thấp, tần số cao hay tần số siêu cao, tần số càng cao thì phạm vi hoạt động càng lớn. NFC hoạt động ở phạm vi ngắn, phù hợp với các ứng dụng tính bảo mật cao và tương tác trực tiếp như thanh toán không tiếp xúc, trao đổi dữ liệu giữa 2 thiết bị. RFID phù hợp với các ứng dụng theo dõi, quản lý tài sản, hàng hóa, kiểm soát truy cập,…
  • Loại đối tượng được gắn thẻ: Trong môi trường lỏng, khả năng đọc của hệ thống sẽ bị giảm đi đáng kể. Được biết, phần lớn thẻ RFID không hoạt động khi đặt trên bề mặt kim loại, do đó, nếu triển khai hệ thống RFID trong mỗi trường kim loại, bạn cần sử dụng thẻ kháng kim loại.
  • Dung lượng bộ nhớ: NFC có dung lượng lưu trữ hạn chế, trong khi đó, các loại thẻ RFID có thể lưu trữ lượng lớn thông tin, vì vậy, bạn cần cân nhắc yếu tố này để lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp.
  • Chi phí triển khai hệ thống: Theo đó, chi phí triển khai hệ thống RFID thường cao hơn so với đầu tư NFC bởi NFC thường được tích hợp vào các thiết bị di động hiện đại.

Bằng cách cân nhắc các yếu tố cơ bản trên, bạn sẽ đưa ra quyết định lựa chọn công nghệ phù hợp.

IT Nam Việt Chuyên Cung Cấp Giải Pháp RFID Chuyên Nghiệp, Uy Tín

IT Nam Việt tự hào khi được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp RFID tại Việt Nam. Chúng tôi chuyên cung cấp đa dạng các loại tem nhãn RFID, thiết bị đầu đọc RFID, máy quét mã vạch, máy in RFID, máy in mã vạch,… chất lượng, chính hãng, giá cả cạnh tranh nhất thị trường.

Tham khảo bộ sưu tập đầu đọc RFID đa dạng các hãng ngay sau đây:

RFID hoạt động ở khoảng cách xa
RFID hoạt động ở khoảng cách xa

IT Nam Việt đã có hơn 10+ năm kinh nghiệm, là đối tác của hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước. Sản phẩm được phân phối bởi IT Nam Việt đều là hàng chính hãng từ các thương hiệu uy tín trên thế giới, có giấy tờ rõ ràng. Đến với IT Nam Việt, quý khách hàng sẽ được tư vấn và cung cấp giải pháp RFID phù hợp với nhu cầu sử dụng và ngân sách đầu tư. IT Nam Việt sẵn sàng đồng hành cùng quý khách hàng, hỗ trợ 24/7, tận tâm, chu đáo và có tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Trên đây là những thông tin so sánh công nghệ NFC và RFID mà quý bạn đọc có thể tham khảo. Nếu cần hỗ trợ, bạn đừng quên liên hệ ngay với IT Nam Việt qua Hotline 0962.888.179, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả.