Đầu đọc thẻ RFID là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong hệ thống RFID. Vậy đầu đọc thẻ RFID là gì? Có mấy loại đầu đọc RFID? Tiêu chí lựa chọn RFID Reader gồm những gì?… Những thông tin hữu ích dưới đây của IT Nam Việt sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bộ phận đầu đọc thẻ RFID.

Đầu Đọc Thẻ RFID Là Gì?

Đầu đọc thẻ RFID (RFID Reader hay Reader RFID) còn được biết đến với tên gọi là đầu đọc nhận dạng tần số vô tuyến, là thiết bị được sử dụng để nhận dạng đối tượng và thu thập thông tin từ thẻ RFID, dùng để theo dõi các đối tượng riêng lẻ. Theo đó, sóng vô tuyến được sử dụng để truyền dữ liệu từ thẻ RFID đến RFID Reader.

Đầu đọc RFID cố định 4 cổng
Đầu đọc RFID cố định 4 cổng

Hay nói một cách dễ hiểu hơn, đầu đọc thẻ RFID là thiết bị được sử dụng để đọc và thu thập dữ liệu từ thẻ RFID hoặc bộ đáp ứng. Thiết bị này sử dụng sóng vô tuyến để giao tiếp và thu thập thông tin từ thẻ RFID.

Đầu đọc thẻ RFID có thể kết nối với hệ thống máy tính chủ hoặc qua mạng, truyền nhận dữ liệu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, kết nối thông qua hệ thống mạng cho phép đầu đọc hoạt động linh hoạt hơn so với kết nối trực tiếp máy tính.

Đầu Đọc Thẻ RFID Hoạt Động Như Thế Nào?

Đầu đọc RFID bao gồm 3 thành phần chính: một ăng-ten, một bộ thu phát và một bộ giải mã.

    1. Ăng-ten phát ra sóng vô tuyến và nhận tín hiệu trở lại từ thẻ RFID.
    2. Bộ thu phát được triển khai bằng một vi mạch, kiểm soát giao tiếp giữa đầu đọc và thẻ.
    3. Bộ giải mã diễn giải dữ liệu thu thập được từ thẻ và gửi đến hệ thống máy chủ để xử lý thêm.

Khi một thẻ RFID đi vào phạm vi ăng-ten của đầu đọc, nó phát ra sóng vô tuyến được ăng-ten thu được. Sau đó, bộ thu phát chuyển đổi sóng vô tuyến này thành định dạng dữ liệu có thể đọc được. Sau đó, thông tin được chuyển đến hệ thống máy tính, nơi thông tin được lưu trữ và xử lý.

Khoảng cách mà đầu đọc RFID có thể giao tiếp với thẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điển hình có thể kể đến là: tần số sử dụng, công suất đầu ra của đầu đọc,… Thẻ RFID chủ động, có nguồn điện riêng, có thể giao tiếp ở khoảng cách xa, trong khi thẻ RFID thụ động, không cần pin, thường có phạm vi giao tiếp ngắn hơn.

Phân Loại RFID Reader

Việc phân loại RFID Reader dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Trong đó, cách phân loại đầu đọc thẻ RFID phổ biến nhất là dựa vào tính di động của chúng.

Các loại đầu đọc RFID Reader
Các loại đầu đọc RFID Reader

Phân Loại Đầu Đọc Thẻ RFID Theo Tính Di Động

Gồm:

Đầu Đọc Thẻ RFID Cố Định (Fix RFID Reader)

Đầu đọc cố định thường là đầu đọc 2 cổng, 4 cổng hoặc 8 cổng, hiệu suất cao. Số lượng ăng ten phụ thuộc vào phạm vi phủ sóng mà hệ thống RFID yêu cầu. Đầu đọc RFID cố định hoạt động với ăng-ten. Ăng ten cung cấp liên kết quan trọng giữa đầu đọc cố định và thẻ, đóng vai trò truyền dữ liệu qua lại. Ăng-ten là một phần thiết yếu của bất kỳ hệ thống RFID cố định nào.

Đầu đọc RFID cố định
Đầu đọc RFID cố định

Đầu đọc tích hợp cũng là đầu đọc cố định nhưng chúng được tích hợp cả đầu đọc và ăng ten RFID trong một thiết bị hoàn chỉnh. Đầu đọc tích hợp thường là những đầu đọc có hiệu suất trung bình, phù hợp cho các ứng dụng có lượng thẻ RFID thấp và vùng phủ sóng nhỏ.

Đầu Đọc Thẻ RFID Di Động (Mobile RFID Reader)

Đầu đọc di động là thiết bị cầm tay có thể giao tiếp với máy chủ hoặc thiết bị thông minh khi đọc thẻ RFID. Vì đầu đọc tần số vô tuyến cầm tay có trọng lượng nhẹ, chạy bằng pin nên có thể được mang theo mọi lúc mọi nơi.

Đầu đọc thẻ RFID TSL
Đầu đọc thẻ RFID TSL

Đầu đọc tần số vô tuyến cầm tay cũng có thể giao tiếp với máy chủ hoặc thiết bị thông minh khi đọc thẻ RFID. Vì đầu đọc tần số vô tuyến cầm tay nhẹ và chạy bằng pin nên bạn có thể mang theo mọi lúc mọi nơi. Và so với loại cố định, loại cầm tay không cần lắp đặt và có thể đọc thẻ RFID chỉ bằng cách mở thiết bị. Ngoài ra, chi phí đầu tư ban đầu thấp, các tình huống ứng dụng phong phú hơn và các chức năng thu thập đa dạng hơn.

Một trong những thiết bị đọc RFID di động phổ biến nhất là điện thoại di động, cũng có ăng-ten tích hợp. Những đầu đọc này không có cổng ăng-ten kết nối nhưng chúng có nhiều tính năng khác, bo mạch xử lý mạnh, hệ điều hành tích hợp có thể chạy các chương trình và phần mềm khác nhau mà vẫn giữ nguyên chức năng.

Ngoài ra, đầu đọc di động còn có một loại thứ hai là thiết bị cầm tay – Handheld RFID Reader. Đầu đọc nhỏ này kết nối với thiết bị thông minh qua Bluetooth hoặc cổng phụ và cũng có thể được điều khiển bằng điện thoại di động.

Phân Loại Đầu Đọc Thẻ RFID Theo Đặc Tính Khác

Hiện nay, người ta có thể dựa vào các đặc tính như tùy chọn kết nối, tính năng, khả năng xử lý, cổng ăng-ten,… để phân loại đầu đọc RFID. Theo đó, các loại Reader RFID phổ biến gồm:

    • Theo dải tần số: đầu đọc RFID 902 – 928 MHz US, 865 – 868 MHz EU,…
    • Theo tùy chọn kết nối: đầu đọc Wifi, đầu đọc kết nối Bluetooth, LAN, cổng nối tiếp, USB, cổng phụ,…
    • Theo tiện ích có sẵn: HDMI, GPS, USB, máy ảnh, GPS, GPIO, mã vạch 1D/2D, khả năng di động.
    • Khả năng xử lý: RFID Reader có khả năng xử lý rời hay tích hợp.
    • Nguồn điện: Bộ đổi nguồn, PoE, Pin, được tích hợp trên xe, USB.
    • Dựa vào cổng ăng ten: Không có cổng bên ngoài, 1 cổng, 2 cổng, 4 cổng, 8 cổng hay 16 cổng.

Phân Loại Đầu Đọc RFID Dựa Vào Thẻ RFID

Gồm:

    1. Đầu đọc thụ động cho thẻ chủ động – Passive Reader Active Tag (PRAT): Là đầu đọc thụ động có thể nhận tín hiệu sóng vô tuyến từ các loại thẻ chủ động (thẻ cấp nguồn từ pin, chỉ truyền dữ liệu). Tầm hoạt động của hệ thống đầu đọc PRAT có thể điều chỉnh trong khoảng 1–2,000 feet (0–600 m), cho phép tùy biến với các ứng dụng như bảo vệ hoặc giám sát tài sản.
    2. Đầu đọc chủ động cho thẻ thụ động – Active Reader Passive Tag (ARPT): Đầu đọc chủ động có thể truyền tín hiệu truy vấn và cũng nhận phản hồi xác thực từ các thẻ thụ động.
    3. Đầu đọc chủ động cho thẻ chủ động – Active Reader Active Tag (ARAT): Sử dụng thẻ chủ động với tín hiệu truy vấn từ đầu đọc chủ động.

Bạn đọc có thể xem chi tiết các loại thẻ RFID trong bài viết sau: Các Loại Thẻ RFID Phổ Biến Và Ứng Dụng Của Chúng

Kết Nối Của Đầu Đọc Thẻ RFID 

RFID Reader được kết nối với hệ thống máy tính, máy chủ và truyền nhận dữ liệu theo nhiều cách khác nhau, gồm:

Kết nối Bluetooth

Bluetooth là giao thức giúp thiết bị đọc RFID có thể kết nối với hệ thống máy chủ mà không cần phải có dây cáp. Theo đó, những tùy chọn Bluetooth phần lớn đều được tích hợp sẵn trên những thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh, máy tính bảng,…

Đầu đọc thẻ RFID UHF Bluetooth® TSL 1166
Đầu đọc thẻ RFID UHF Bluetooth® TSL 1166

Kết nối Wifi

Đầu đọc RFID được kết nối thông qua hệ thống mạng Wifi được đánh giá là giải pháp kết nối không dây hiệu quả, cho phép kết nối thiết bị đọc với máy in và một số thiết bị thông minh khác. Được biết, các cổng Wi-Fi và LAN thường là những lựa chọn duy nhất nếu ứng dụng cần được kết nối với mạng.

LAN (mạng cục bộ)

Với việc kết nối đầu đọc RFID thông qua mạng cục bộ LAN, đầu đọc có thể tương tác với mọi chương trình và thiết bị nội bộ của công ty.

Trong trường hợp, vì một lý do khách quan nào đó, RFID Reader không thể liên kết với ứng dụng qua kết nối Wifi thì hệ thống cổng kết nối Lan có thể được sử dụng như một giải pháp thay thế kết nối đầu đọc để nó có thể hoạt động ổn định.

Cổng nối tiếp

Cổng nối tiếp sử dụng cáp RS232 hoặc cáp USB để kết nối trực tiếp với hệ thống máy chủ. Việc kết nối qua cổng nối tiếp sẽ giúp tối ưu những ứng dụng đơn giản với một đầu đọc RFID và hệ thống máy tính mà không cần kết nối internet cho đầu đọc.

Cổng phụ

Một số những thiết bị cầm tay cũng có thể kết nối với điện thoại hay máy tính bảng thông qua các cổng phụ như cổng âm thanh hoặc bằng kết nối Bluetooth. Việc sử dụng cổng phụ giúp đầu đọc RFID có thể kết nối với điện thoại phòng trường hợp những kết nối Bluetooth đang cần được sử dụng cho một thiết bị khác.

Giá Đầu Đọc Thẻ RFID Reader

Giá đầu đọc thẻ RFID không cố định, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: 

    • Loại đầu đọc RFID: Loại cố định hay loại di động/ cầm tay.
    • Dải tần số: Dải tần số thấp, tần số cao hay tần số siêu cao.
    • Phạm vi đọc: Khoảng cách gần hay xa.
    • Các tính năng bổ sung.

Nhìn chung, trên thị trường, giá đầu đọc thẻ RFID có thể dao động từ hơn 50 đô la đến vài nghìn đô la. Tại IT Nam Việt, chúng tôi với hơn 10+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối đa dạng các loại RFID Reader, chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng những dòng sản phẩm chất lượng, chính hãng với giá tốt nhất thị trường.

Đầu đọc RFID cầm tay Zebra MC3390XR
Đầu đọc RFID cầm tay Zebra MC3390XR

Để nhận được báo giá đầu đọc RFID chính xác nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0962.888.179, đội ngũ chuyên gia của IT Nam Việt sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/7.

Tiêu Chí Lựa Chọn Thiết bị đọc thẻ RFID Reader

Việc lựa chọn đầu đọc thẻ RFID là rất quan trọng nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống RFID. Dưới đây là các tiêu chí mà bạn cần xem xét khi lựa chọn Reader RFID:

    • Xem xét phạm vi đọc của đầu đọc tần số vô tuyến, có thể là tần số thấp, tần số cao hoặc tần số siêu cao.
    • Xem xét đầu đọc RFID cần được sử dụng cho điều kiện môi trường như thế nào.
    • Loại bề mặt để gắn thẻ là nhựa, kim loại hay gỗ,…
    • Đánh giá mức độ tiện lợi khi vận hành, khi đó, bạn sẽ cân nhắc nên chọn đầu đọc cố định hay đầu đọc cầm tay.
    • Xem xét số lượng thẻ cần được đọc cùng một lúc, tốc độ thẻ di chuyển trong khu vực đọc,…

Bạn cũng có thể có những tùy chỉnh riêng để đảm bảo đầu đọc tương thích với ứng dụng của mình. Bên cạnh các yếu tố trên, điều quan trọng mà bạn không nên bỏ qua khi chọn mua đầu đọc thẻ RFID đó là chọn nhà phân phối đáng tin cậy để “trao gửi niềm tin”. Một đại lý phân phối RFID Reader uy tín sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm khi vận hành, được đảm bảo các chính sách bán hàng, hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành, hậu mãi,…

Chuyên Phân Phối Đa Dạng Các Đầu Đọc Thẻ RFID Chính Hãng, Giá Tốt

IT Nam Việt tự hào là một trong những công ty chuyên giải pháp RFID uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi đã có hơn 10+ năm hình thành và phát triển, chuyên cung cấp các sản phẩm đầu đọc RFID, thẻ RFID, ăng ten, các thiết bị mã vạch, máy in mã vạch,… đáp ứng đa dạng các yêu cầu từ quý khách hàng.

Tất cả các dòng sản phẩm được phân phối tại IT Nam Việt đều được cam kết là dòng chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng. Chúng tôi sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên là những người giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn giỏi, hỗ trợ khách hàng tận tâm, chu đáo, trên tình thần trách nhiệm cao nhất.

Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể đánh giá mức độ uy tín của chúng tôi thông qua nhiều nền tảng khác nhau, có thể là offline hoặc online. IT Nam Việt hỗ trợ khách hàng 24/7, do đó, nếu có nhu cầu về dịch vụ RFID hay mã vạch,… bạn đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0962.888.179.