Giải Pháp Thu Phí Tự Động Bằng Công Nghệ RFID

Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, tất cả cao tốc tại Việt Nam bắt buộc áp dụng hình thức thu phí không dừng từ ngày 1/8/2022. Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) cho rằng, thu phí tự động bằng công nghệ RFID phù hợp với văn hóa, môi trường giao thông tại Việt Nam, với 3 ưu điểm: mức độ nhận diện chính xác cao, chi phí sử dụng thấp và dễ dàng triển khai lắp đặt.

Thu phí tự động bằng công nghệ RFID
Thu phí tự động bằng công nghệ RFID

Thu Phí Tự Động Không Dừng Là Gì?

Thu phí tự động không dừng (ETC – Electronic Toll Collection) được hiểu là hình thức thu phí điện tử không dừng, trong đó, làn thu phí không dừng được áp dụng công nghệ tự động nhận diện phương tiện khi chúng di chuyển qua trạm. Tiền phí sẽ được tự động trừ vào tài khoản tham gia giao thông. Điều này đồng nghĩa với việc, khi đi qua làn thu phí đường bộ tự động, chủ phương tiện không cần cho xe dừng lại để thanh toán tiền mặt truyền thống. Thay vào đó, họ sẽ chủ động giảm tốc độ giúp hệ thống nhận diện chính xác và tiến hành thu phí, trừ tiền tự động.

Trạm thu phí tự động không dừng tại Việt Nam
Trạm thu phí tự động không dừng tại Việt Nam

So Sánh Hệ Thống Thu Phí ETC Và Thu Phí MTC

Thu phí một dừng (MTC) là hình thức thu phí giao thông truyền thống tại Việt Nam. Theo đó, mỗi lần đi qua trạm BOT, các chủ phương tiện phải dừng lại để mua vé, trả tiền và tiếp nhận hóa đơn. Tuy nhiên, hình thức này đã gây khó khăn trong việc quản lý, hậu kiểm và làm mất khá nhiều thời gian, do đó, các cơ quan lãnh đạo có thẩm quyền đã thay thế hình thức này bằng giải pháp thu phí tự động ETC.

So sánh hệ thống thu phí ETC và MTC
So sánh hệ thống thu phí ETC và MTC

Tại Việt Nam, hệ thống thu phí đã và đang có sự chuyển đổi từ thu phí MTC sang thu phí ETC, giúp nâng cao hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Để nhận thấy rõ ưu và nhược điểm của từng hình thức, bạn hãy theo dõi bảng so sánh dưới đây:

ETC

(Thu phí điện tử)

MTC

(Thu phí một dừng)

Nguyên lý hoạt động Sử dụng công nghệ hiện đại điện từ trường để tự động nhận dạng và theo dõi các thẻ RFID hỗ trợ được gắn vào phương tiện. Dựa trên ấn chỉ mã vạch kết hợp công nghệ tự động nhận dạng biển xe.
Công nghệ Công nghệ RFID nhận dạng đối tượng qua tần số vô tuyến Công nghệ OCR tự động nhận dạng biển số
Đối tượng nộp phí Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký, kiểm định để lưu hành gồm xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự.
Đối tượng được miễn phí
  • Xe cứu hỏa, xe cứu thương
  • Xe hộ đê, xe làm các nhiệm vụ khẩn cấp khi có dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa lớn.
  • Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp.
  • Xe gắn máy hai bánh, xe gắn máy ba bánh, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh.
  • Xe chuyên phục vụ quốc phòng, an ninh như xe đặc chủng, xe tăng,…
  • Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ
Hình thức thu phí Thu phí điện tử không dừng Thu phí trực tiếp tại trạm BOT
Phương thức thanh toán Tự động thanh toán hoặc nạp tiền online Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt
Thời gian hoạt động Hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày trong năm, kể cả ngày nghỉ và lễ (trừ trường hợp tạm dừng thu phí khi có văn bản của cấp có thẩm quyền)
Yêu cầu phương tiện khi qua trạm Lưu thông với tốc độ theo quy định và không cần dừng lại để nộp phí Dừng tại trạm BOT, nộp phí cho nhân viên soát vé và lấy hóa đơn

Như vậy, hình thức thu phí không dừng ETC tại Việt Nam giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi, tránh gây ùn tắc giao thông, mang lại sự thoải mái tối ưu cho các chủ phương tiện. Hình thức này cũng hỗ trợ xây dựng dữ liệu giao thông quốc gia một cách nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra, thu phí ETC còn giúp đảm bảo sự minh bạch tối ưu, tránh trường hợp gây thất thoát và tiết kiệm tối đa chi phí nhân sự cũng như chi phí vé giấy.

Công Nghệ RFID – Chìa Khóa Mở Rộng Mạng Lưới Nhanh Chóng

Hiện tại, trên thế giới, thu phí tự động không dừng ETC được ứng dụng 4 công nghệ phổ biến là:

  1. Công nghệ RFID: RFID là gì? RFID là từ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh Radio Frequency Identification, là công nghệ sử dụng trường điện từ để tự động nhận dạng và theo dõi các thẻ hỗ trợ công nghệ này được gắn vào đối tượng. Một hệ thống RFID gồm: thẻ RFID, đầu đọc thẻ RFID, ăng ten, phần mềm vi tính.
  2. Công nghệ DSRC: Công nghệ giao tiếp tầm ngắn chuyên dụng.
  3. Công nghệ ANPR: Công nghệ nhận dạng biển số xe tự động.
  4. Công nghệ GNSS: Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu.

Trong đó, 2 công nghệ được ưu ái sử dụng phổ biến nhất đó là DSRC (được sử dụng ở các nước liên minh châu Âu, Singapore) và công nghệ RFID (được sử dụng ở phần lớn các nước còn lại, bao gồm Việt Nam).

Từ 0h ngày 1/8/2022, toàn bộ tuyến cao tốc tại Việt Nam sẽ chuyển sang sử dụng dịch vụ thu phí theo hình thức điện tử không dừng (ETC). Theo đại diện VDTC, công nghệ RFID phù hợp với văn hóa, môi trường giao thông tại Việt Nam, nhờ 3 ưu điểm là mức độ nhận diện chính xác cao, chi phí sử dụng thấp và dễ dàng triển khai lắp đặt.

Ứng dụng RFID trong thu phí không dừng tại Việt Nam
Ứng dụng RFID trong thu phí không dừng tại Việt Nam

Nguyên Lý Hoạt Động Của Hệ Thống RFID Trong Thu Phí ETC

Như đã đề cập, hệ thống thu phí tự động không dừng ở Việt Nam đã ứng dụng công nghệ RFID. Hệ thống bao gồm: thiết bị đầu đọc được gắn trên giá long môn tại trạm thu phí và thẻ định danh, hay còn gọi là thẻ thu phí được gắn trên phương tiện tham gia giao thông. Khi phương tiện đi qua trạm, đầu đọc thẻ sẽ nhận dạng và thu thập thông tin qua thẻ thu phí không dừng. Sau đó, hệ thống tự động trừ tiền tương ứng trong tài khoản giao thông.

Nguyên tắc hoạt động của RFID trong thu phí không dừng ETC
Nguyên tắc hoạt động của RFID trong thu phí không dừng ETC

Cụ thể, nguyên lý hoạt động của hệ thống RFID trong tự động thu phí ETC tại Việt Nam như sau:

  • Bước 1: Hệ thống thu phí kích hoạt camera chụp biển số và nhóm ăng ten 1 đọc thẻ thu phí không dừng.
  • Bước 2: Hệ thống gửi thông tin và hình ảnh của xe về trung tâm dữ liệu.
  • Bước 3: Trung tâm dữ liệu kiểm tra thông tin thẻ định danh và tài khoản giao thông, tài khoản liên kết của chủ phương tiện.
  • Bước 4: Nếu xe đủ điều kiện, hệ thống tự động trừ tiền trong tài khoản, phát tín hiệu cho ăng ten 2 nâng barrier, đồng thời gửi tin nhắn thông báo giao dịch cho chủ phương tiện.

Hiện nay, Việt Nam cũng đã triển khai thêm hệ thống làn thu phí tự động hoàn toàn không có barie và cabin thu phí. Thiết bị camera gắn trên giá long môn sẽ tự động quét và đọc thẻ ETC dán trên ô tô qua trạm để trừ tiền. Công trình cao tốc Nha Trang – Cam Lâm thuộc cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 1 là tuyến đường đầu tiên tại nước ta được áp dụng triển khai hệ thống công nghệ này. Điều này đồng nghĩa với việc xe không phải dừng đỗ nhằm tối ưu thời gian và tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả.

Lợi Ích Của Việc Ứng Dụng RFID Trong Thu Phí Tự Động

Việc ứng dụng công nghệ RFID trong thu phí tự động ETC mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả người tham gia giao thông và cả đơn vị quản lý:

Với người tham gia giao thông:

  • Không cần dừng xe chờ đợi, tối ưu thời gian, tiết kiệm nhiên liệu, góp phần bảo vệ môi trường.
  • Thanh toán tự động, không cần thao tác nhiều, không cần sử dụng tiền mặt.
  • Quy trình thu phí rõ ràng, minh bạch, quyền lợi được đảm bảo một cách tối ưu.

Với đơn vị quản lý: 

  • Tự động hóa quy trình thu phí, giảm thiểu nhân lực, tiết kiệm chi phí vận hành.
  • Hệ thống tự động ghi nhận thông tin, giảm thiểu sai sót từ con người, hạn chế sự thất thoát không đáng có.
  • Thu thập dữ liệu giao thông chính xác, đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý, điều hành.
  • Góp phần xây dựng hệ sinh thái giao thông thông minh.

Ưu Điểm Của Công Nghệ RFID Trong Thu Phí Không Dừng Tại Việt Nam

Mức độ nhận diện cao, chi phí rẻ, dễ dàng lắp đặt, mở rộng là ưu thế của công nghệ RFID khi triển khai thu phí không dừng tại Việt Nam.

Chi phí thấp, dễ triển khai

Với công nghệ DSRC, hệ thống cần các cục tu OBU đặt trong mỗi xe với giá khoảng 200 – 240 nghìn đồng, thiết bị này cũng cần phải dùng pin để hoạt động, phải thay thế sau khoảng 5 năm sử dụng. Bên cạnh đó, chi phí sử dụng, bảo dưỡng các trạm đọc dữ liệu xe ra vào cũng cao hơn rất nhiều so với giải pháp RFID.

Công nghệ nhận dạng biển số tự động ANPR đòi hỏi các trạm thu phí phải trang bị camera độ nét cao để có thể đọc nhanh và chính xác biển số. Chưa hết, hệ thống cần phải được kết nối với các dữ liệu biển số xe quốc gia để xác định loại xe, mức biểu chi phí. Công nghệ GNSS lại cần đến các mô-đun định vị vệ tinh và thông tin phương tiện gắn trên xe để kiểm soát với giá cao hơn cả DSRC.

Trong khi đó, chi phí triển khai RFID được chuyên gia đánh giá là rẻ hơn so với 3 công nghệ còn lại. Được biết, chi phí cho tem nhãn RFID chỉ khoảng 24.000 đồng, và tem nhãn này không cần pin, mỗi thẻ có thể đi theo hết vòng đời phương tiện. Theo quy định, từ ngày 01/08/2022, mức phí dán mới cho các xe khoảng 120.000 đồng. Thẻ RFID có thể được dán lên đèn xe, kính xe tùy mỗi phương tiện.

Thẻ nhãn RFID được dán trên bề mặt đèn xe
Thẻ nhãn RFID được dán trên bề mặt đèn xe

Ứng dụng đa dạng, linh hoạt

Ngoài thu phí đường bộ, công nghệ RFID còn được ứng dụng cho nhiều dịch vụ khác như bãi đỗ xe, quản lý phương tiện, kiểm soát ra vào nơi công sở,… Với cùng một thẻ ETC, một tài khoản định danh, người dùng có thể trả nhiều dịch vụ khác nhau liên quan đến phương tiện,… Các công ty cũng có thể dùng công nghệ này để tự động cho phép xe ra vào nếu đủ điều kiện.

Thực tế, so với công nghệ DSRC, tính bảo mật của giải pháp RFID kém hơn. Tuy nhiên, để hạn chế gian lận, một số quốc gia đã nghiên cứu tích hợp RFID vào biển số xe để nhận dạng phương tiện điện tử EVI, giúp giảm chi phí nhân sự, đảm bảo dữ liệu thông tin được chính xác nhất.

Phù hợp cho 4 giai đoạn thu phí không dừng tại Việt Nam

Theo Bộ Giao thông Vận tải, thu phí không dừng ở Việt Nam sẽ gồm 4 giai đoạn và hiện mới chỉ ở giai đoạn một. Đến giai đoạn bốn, dự kiến từ 2026, các tuyến đường sẽ không còn trạm thu phí, không còn đảo thu phí mà chỉ duy trì giá long môn cùng các thiết bị đọc gắn trên giá. Phương tiện di chuyển các điểm này vẫn giữ nguyên tốc độ và được tự động tính phí đường bộ.

Trạm thu phí đầu tiên không có barie ở lối vào
Trạm thu phí đầu tiên không có barie ở lối vào

Việt Nam – Những Kết Quả Đạt Được Khi Áp Dụng Thu Phí Không Dừng Bằng RFID Giai Đoạn Đầu

Theo đại diện Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC), sau khi áp dụng hệ thống thu phí tự động, số lượng nhân sự vận hành tại các trạm thu phí mà VDTC tiếp nhận đã giảm đi 50%, từ khoảng 30 người xuống chỉ còn 15 người/ trạm. Tại các trạm do VDTC triển khai và quản lý, tỷ lệ thành công xe qua trạm (tỷ lệ nhận dạng thẻ đầu cuối) đạt 98,3%, cao hơn so với chỉ tiêu 98% được đặt ra trong Quyết định số 583/QĐ-TCĐBVN. Bên cạnh đó, cũng theo VDTC, có đến 90% giao dịch được hậu kiểm tự động, giúp giảm thiểu thời gian, nhân sự và cả chi phí vận hành.

So Sánh Giải Pháp RFID Với Công Nghệ Thu Phí DSRC

Để giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về 2 công nghệ thu phí tự động phổ biến nhất trên thế giới, chúng tôi đã tổng hợp và lập bảng so sánh sau đây, bạn theo dõi nhé!

Đặc điểm Công nghệ DSRC
(Dedicated short-range communication)
Công nghệ RFID
(Radio frequency identification)
Tần số sử dụng 5.8GHz. 918 – 923 MHz.
Tỷ lệ nhận diện phương tiện Tốt Tốt
Thiết bị đầu cuối Sử dụng thiết bị OBU lắp trong xe. Sử dụng thẻ RFID gắn trên kính xe hoặc đèn xe.
Cấp nguồn cho thiết bị đầu cuối Phải cấp nguồn/ hoặc sử dụng pin. Không phải cấp nguồn (Thẻ RFID thụ động).
Chi phí thiết bị đầu cuối Cao (30 – 40 USD). Thấp (1 – 2 USD).
Khả năng mở rộng dịch vụ thu phí ETC Thấp (Chi phí thiết bị đầu cuối cao). Cao (Chi phí thiết bị đầu cuối thấp).

Như vậy, mỗi công nghệ có đặc điểm riêng biệt và phù hợp với điều kiện sử dụng khác nhau. Việc nên sử dụng RFID hay DSRC còn tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện của từng quốc gia. Tại Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia đầu ngành, công nghệ RFID vẫn là giải pháp tối ưu nhất cho việc thu phí đường bộ không dừng.

IT Nam Việt – Chuyên Giải Pháp RFID Đáng Tin Cậy Tại Việt Nam

Bạn đang tìm kiếm giải pháp RFID cho doanh nghiệp uy tín? IT Nam Việt sẽ là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Với hơn 10+ năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng giải pháp RFID chất lượng, toàn diện và giá tốt nhất thị trường.

IT Nam Việt cung cấp đa dạng các loại thẻ RFID, đầu đọc thẻ RFID từ dòng cầm tay đến dòng để bàn, máy in RFID, máy quét mã vạch, máy in mã vạch,… đáp ứng mọi yêu cầu của người dùng. Sản phẩm tại IT Nam Việt được cam kết 100% chính hãng, công nghệ tiên tiến, đảm bảo hiệu quả hoạt động tối ưu. Đội ngũ IT Nam Việt sẵn sàng tư vấn tận tâm, triển khai, bảo trì trọn gói.

Trên đây là những thông tin về giải pháp thu phí tự động bằng công nghệ RFID mà bạn đọc có thể tham khảo. Nếu cần tư vấn, hỗ trợ công nghệ nhận dạng RFID hay mã vạch, bạn đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0962.888.179 nhé!