Các tiêu chuẩn về chip RFID là cần thiết để cho phép khả năng tương tác giữa các hệ thống RFID khác nhau. IT Nam Việt với hơn 10+ năm kinh nghiệm, cam kết mang đến cho khách hàng giải pháp công nghệ RFID tối ưu với chi phí hợp lý, nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành cho các doanh nghiệp.

Các Tiêu Chuẩn Về Chip RFID Cần Tuân Thủ
Để đảm bảo truyền thông dữ liệu RFID an toàn, đáng tin cậy và hiệu quả cao, việc tuân thủ các giao thức truyền thông giữa thẻ RFID và đầu đọc thẻ RFID là vô cùng quan trọng. Tất nhiên, nếu không có sự tương thích, quá trình giao tiếp này chắc chắn bị gián đoạn, làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống RFID.
Các tiêu chuẩn và giao thức RFID là cơ sở cho việc thiết kế chip RFID. Theo đó, có một số tiêu chuẩn và giao thức RFID phổ biến có thể kể đến như ISO/IEC 18000, ISO 11784, ISO 11785, ISO/IEC 14443, ISO/IEC 15693, EPC Gen2,…

Dưới đây là tổng hợp các tiêu chuẩn về chip RFID mà bạn đọc nên tham khảo:
Tiêu chuẩn ISO 11784/11785 (134.2 kHz)
Tiêu chuẩn ISO 11784 và ISO 11785 là nền tảng cho việc ứng dụng RFID trong chăn nuôi, RFID trong quản lý và nhận diện động vật bao gồm gia súc, thú cưng hay cả động vật hoang dã.
Tiêu chuẩn ISO 11784 xác định cấu trúc mã chuẩn cho thẻ RFID sử dụng trong nhận diện động vật, gồm các thành phần chính sau:
- Mã quốc gia: Thành phần này giúp xác định xuất xứ động vật từ quốc gia nào.
- Trường dự trữ: Một vùng dữ liệu chứa các thông tin bổ sung liên quan đến động vật.
- Mã nhận diện động vật: Mã định danh động vật, mã số duy nhất được gán cho mỗi cá thể động vật, cho phép theo dõi và truy xuất các thông tin liên quan đến động vật đó.
- Mã bổ sung: Có thể được thêm vào để cung cấp thông tin chi tiết hơn.
Tiêu chuẩn ISO 11785 quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật cho hệ thống RFID ở tần số thấp 134.2 kHz, mô tả cách thức kích hoạt thẻ RFID bởi đầu đọc và cách thức truyền dữ liệu giữa chúng. Hai loại phương pháp điều chế được xác định trong tiêu chuẩn này là:
- FDX (Full Duplex): Các thẻ RFID truyền dữ liệu liên tục đồng thời với việc nhận năng lượng từ tín hiệu của đầu đọc RFID. FDX có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn nhưng khoảng cách đọc ngắn hơn.
- HDX (Half Duplex): Các thẻ RFID này lưu trữ năng lượng từ tín hiệu của đầu đọc và sau đó truyền dữ liệu theo từng đợt khi tín hiệu của đầu đọc tắt. HDX có khoảng cách đọc dài hơn nhưng tốc độ truyền dữ liệu chậm hơn.
Tiêu chuẩn ISO/IEC 14443 (13.56 MHz)
Tiêu chuẩn ISO/IEC là tiêu chuẩn về chip RFID quốc tế quy định các đặc tính cho thẻ tầm gần và thẻ thông minh hoạt động ở tần số HF (13.56 MHz). Các loại thẻ RFID tuân thủ tiêu chuẩn này có khả năng giao tiếp trong phạm vi tối đa 10cm, lưu trữ được dữ liệu lớn hơn so với các loại thẻ RFID khác. Chip RFID ISO/IEC 14443 được ứng dụng phổ biến trong kiểm soát an ninh, hệ thống giao thông công cộng, thanh toán không tiếp xúc hay các giải pháp nhận dạng, định danh cá nhân.
Cấu trúc tiêu chuẩn ISO/IEC 14443:
- ISO/IEC 14443-1: Quy định các thuộc tính vật lý bao gồm kích thước và chất liệu của thẻ RFID.
- ISO/IEC 14443-2: Giao diện tín hiệu và công suất radio tần số, quy định cách truyền tín hiệu giữa thẻ RFID và đầu đọc RFID.
- ISO/IEC 14443-3: Khởi tạo và chống xung đột (Anticollision), giúp xác định và phân biệt, giao tiếp riêng lẻ với nhiều thẻ trong phạm vi đọc.
- ISO/IEC 14443-4: Giao thức truyền dữ liệu, quy định cách thức truyền dữ liệu giữa thẻ và đầu đọc.
Các loại thẻ trong tiêu chuẩn ISO/IEC 14443 gồm:
- Thẻ Type A: Loại thẻ này có khả năng chống nhiễu mạnh mẽ hơn nhưng độ ổn định năng lượng thấp hơn so với thẻ Type B. Điều này giúp thẻ Type A hoạt động hiệu quả trong môi trường có nhiều tín hiệu điện từ.
- Thẻ Type B: Được biết đến với độ ổn định tốt hơn nhưng khả năng chống nhiễu của nó kém hơn so với thẻ Type A. Thẻ Type B thường phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu độ tin cậy cao.
Tiêu chuẩn ISO/IEC 15693 (13.56 MHz)
Tiêu chuẩn ISO/IEC 15693 là một trong những tiêu chuẩn về chip RFID quan trọng, định nghĩa các đặc tính cho thẻ tầm xa và thẻ thông minh hoạt động ở tần số cao 13.56Mhz. Các thẻ này có phạm vi đọc lên đến 1.5 mét và có khả năng lưu trữ nhiều dữ liệu hơn so với các thẻ RFID đơn giản. ISO/IEC là lựa chọn phổ biến trong nhiều ứng dụng đòi hỏi tầm đọc rộng, điển hình có thể kể đến là RFID trong thư viện, vé điện tử khu vui chơi hay hộ chiếu điện tử,…
Cấu trúc tiêu chuẩn ISO/IEC 15693:
- ISO/IEC 15693-1: Đặc điểm vật lý, quy định các thuộc tính vật lý của thẻ RFID như kích thước tiêu chuẩn, vật liệu cấu tạo, cấu trúc tổng thể,…
- ISO/IEC 15693-2: Giao diện và khởi tạo không dây, quy định cách thức truyền tín hiệu giữa thẻ và đầu đọc, bao gồm các quy tắc khởi tạo để thiết lập kết nối.
- ISO/IEC 15693-3: Chống xung đột và giao thức truyền dữ liệu giúp hệ thống có thể được xác định và đọc nhiều thẻ cùng lúc nhưng không có sự cố xung đột tín hiệu xảy ra.
Tiêu chuẩn EPC Gen2 (860~960 MHz)
EPC Gen2 còn được biết đến với tên gọi là UHF Class 1 Gen 2, là tiêu chuẩn được phát triển bởi EPCglobal. Tiêu chuẩn quy định giao diện không dây và giao thức truyền thông cho cả thẻ RFID UHF thụ động và đầu đọc, đồng thời tương thích hoàn toàn với tiêu chuẩn ISO/IEC 18000-6.
Đặc điểm tiêu chuẩn EPC Gen2:
- Thẻ RFID có khả năng được đọc ở khoảng cách xa, lên đến vài mét, mang lại hiệu quả vượt trội cho các ứng dụng yêu cầu quét đồng thời số lượng lớn thẻ, tối ưu thời gian và chi phí nhân sự vận hành cho doanh nghiệp.
- Tiêu chuẩn này cũng hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu nhanh chóng, đáp ứng các ứng dụng đòi hỏi xử lý thông tin mang tính “tức thì” như RFID trong quản lý chuỗi cung ứng, RFID trong theo dõi tài sản, thu phí không dừng bằng RFID,…
Tính năng của EPC Gen2:
- Khả năng bảo vệ thông tin quan trọng bằng cách khóa bộ nhớ, ngăn chặn mọi hành vi ghi đè hoặc thay đổi thông tin dữ liệu một cách trái phép.
- Bảo vệ bằng mật khẩu, tăng cường tính bảo mật.
- Lệnh xóa thẻ cho phép vô hiệu hóa thẻ một cách an toàn khi không có nhu cầu sử dụng thẻ, ngăn ngừa nguy cơ bị lợi dụng.
- Bộ nhớ người dùng cho phép doanh nghiệp lưu trữ thêm các thông tin bổ sung theo yêu cầu cụ thể của từng ứng dụng.
Mã sản phẩm điện tử (EPC):
Thẻ EPC Gen2 lưu trữ mã sản phẩm điện tử (Electronic Product Code – EPC), là một mã nhận diện duy nhất giúp truy cập thông tin về đối tượng được gắn thẻ trong một mạng lưới toàn cầu.
Cấu trúc EPC bao gồm:
- Tiêu đề: Xác định loại và phiên bản của mã.
- Nhà quản lý miền: Chỉ định tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm về mã.
- Lớp đối tượng: Phân loại đối tượng theo loại sản phẩm.
- Số serial: Một số duy nhất cho mỗi sản phẩm, giúp phân biệt các sản phẩm trong cùng một loại.
Tiêu chuẩn ISO/IEC 18000
Gồm:
- ISO/IEC 18000–1: Tham số chung cho giao diện không dây với các tần số được chấp nhận toàn cầu.
- ISO/IEC 18000–2: Giao diện không dây cho tần số 135 kHz.
- ISO/IEC 18000–3: Giao diện không dây cho tần số 13.56 MHz.
- ISO/IEC 18000–4: Giao diện không dây cho tần số 2.45 GHz.
- ISO/IEC 18000–5: Giao diện không dây cho tần số 5.8 GHz.
- ISO/IEC 18000–6: Giao diện không dây cho tần số từ 860 MHz đến 930 MHz.
- ISO/IEC 18000–7: Giao diện không dây tại tần số 433.92 MHz.
Các tiêu chuẩn về chip RFID khác
Gồm:
- ISO 10536: Tiêu chuẩn ISO dành cho thẻ kết nối gần (Close-coupled Card).
- ISO 14223: Nhận diện tần số vô tuyến cho động vật – Bộ truyền thông nâng cao.
- ISO 15459: Định danh duy nhất cho các đơn vị vận chuyển.
- ISO 15693: Tiêu chuẩn RFID ISO cho thẻ gọi là thẻ vùng lân cận.
- ISO 15961: Tiêu chuẩn RFID ISO cho Quản lý mặt hàng (bao gồm giao diện ứng dụng, đăng ký cấu trúc dữ liệu RFID, và các cấu trúc dữ liệu RFID).
- ISO 15962: Tiêu chuẩn RFID ISO cho quản lý mặt hàng – quy tắc mã hóa dữ liệu và chức năng bộ nhớ logic.
- ISO 16963: Tiêu chuẩn RFID ISO cho quản lý mặt hàng – định danh duy nhất của thẻ RF.
- ISO 18001: RFID cho quản lý mặt hàng – hồ sơ yêu cầu ứng dụng.
- ISO 18046: Phương pháp kiểm tra hiệu suất của thẻ RFID và thiết bị thăm dò.
- ISO 18047: Tiêu chuẩn RFID ISO xác định kiểm tra bao gồm kiểm tra tuân thủ của thẻ và đầu đọc RFID.
- ISO 18092: Công nghệ thông tin – Giao tiếp và trao đổi thông tin giữa các hệ thống – Giao diện và giao thức truyền thông tầm gần (NFCIP-1).
- ISO 21481: Công nghệ thông tin – Giao tiếp và trao đổi thông tin giữa các hệ thống – Giao diện và giao thức truyền thông tầm gần – 2 (NFCIP-2).
- ISO 18185: Tiêu chuẩn ngành cho niêm phong điện tử (E-seal) để theo dõi container hàng hóa sử dụng tần số 433 MHz và 2.4 GHz.
- ISO 24710: Công nghệ thông tin, nhận diện tự động và các kỹ thuật thu thập dữ liệu – RFID cho quản lý mặt hàng – Chức năng biển số thẻ cơ bản cho giao diện không dây ISO 18000.
- ISO 24729: Hướng dẫn triển khai RFID
- ISO 24730: Hệ thống định vị thời gian thực RFID
- ISO 24752: Giao thức quản lý hệ thống cho nhận diện tự động và thu thập dữ liệu sử dụng RFID.
- ISO 24753: Lệnh giao diện không dây cho chức năng hỗ trợ pin và cảm biến.
- ISO 24769: Phương pháp kiểm tra thiết bị định vị thời gian thực (RTLS) – kiểm tra phù hợp.
- ISO 28560-2: Xác định các tiêu chuẩn mã hóa và mô hình dữ liệu được sử dụng trong thư viện.
- ASTM D7434: Phương pháp thử nghiệm hiệu suất của thẻ RFID thụ động trên tải trọng pallet hoặc đơn vị.
- ASTM D7435: Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn để xác định hiệu suất của các bộ chuyển đổi RFID thụ động trên container đã tải.
- ASTM D7580: Phương pháp thử nghiệm đọc thẻ RFID thụ động trên tải đồng nhất qua phương pháp bọc xoay.
Tại Sao Tiêu Chuẩn Chip RFID Quan Trọng?
Sự đa dạng các ứng dụng RFID đòi hỏi khả năng tương thích và đồng bộ giữa các thành phần trong hệ thống. Vì vậy, tiêu chuẩn chip RFID được xem là “ngôn ngữ chung” đảm bảo sự tương thích này.

Các tiêu chuẩn đảm bảo chip RFID từ các thương hiệu khác nhau có thể giao tiếp với cùng một đầu đọc, từ đó giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp vào các hệ thống quản lý kho, ERP,… hiện có của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn kỹ thuật chip RFID quy định rõ các thông số hoạt động, đảm bảo quá trình đọc ghi dữ liệu được thực hiện hiệu quả, nhanh chóng với độ chính xác gần như tuyệt đối.
Việc tuân thủ các tiêu chuẩn không chỉ đảm bảo khả năng tương thích và hiệu suất của hệ thống RFID mà còn đáp ứng được các yêu cầu pháp lý theo quy định, củng cố niềm tin cho người dùng về chất lượng và sự an toàn của hệ thống RFID toàn cầu.
Hơn nữa, tiêu chuẩn cho phép các nguồn lực của ngành được sản xuất trên quy mô lớn. Mặt khác, việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế giúp khách hàng dễ dàng nâng cấp hoặc mở rộng hệ thống trong tương lai mà không e ngại về vấn đề tương thích, bảo vệ tối đa khoản đầu tư vào công nghệ.
Tầm Quan Trọng Của Việc Nắm Vững Tiêu Chuẩn Chip RFID
IT Nam Việt là đơn vị có hơn 10+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ RFID, cam kết mang đến cho khách hàng giải pháp công nghệ RFID toàn diện, chất lượng với giá tối ưu nhất thị trường.
Chúng tôi lắng nghe và nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp, tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại chip RFID, thẻ RFID hay đầu đọc RFID phù hợp với từng ứng dụng cụ thế, từ đó tối ưu hóa hiệu quả đầu tư. Chúng tôi chỉ hợp tác với các nhà sản xuất uy tín, đảm bảo các thiết bị RFID tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo chất lượng và độ bền bỉ cho hệ thống.
Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm của IT Nam Việt có khả năng xử lý mọi vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chúng tôi đã và đang khẳng định vị thế là một đơn vị cung cấp công nghệ RFID đáng tin cậy hàng đầu tại thị trường Việt Nam.

Trên đây là những thông tin chi tiết các tiêu chuẩn về chip RFID mà bạn đọc nên tham khảo. Nếu cần tư vấn hỗ trợ về công nghệ RFID, bạn vui lòng liên hệ với IT Nam Việt qua Hotline 0962 888 179 nhé!