Hướng Dẫn Người Mới Sử Dụng Thẻ RFID Từ Chuyên Gia IT Nam Việt

Với vai trò là nhà cung cấp giải pháp RFID uy tín top đầu Việt Nam, IT Nam Việt thấu hiểu những bỡ ngỡ ban đầu của khách hàng khi tiếp cận với công nghệ này. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi xin phép được chia sẻ đến quý bạn đọc những hướng dẫn người mới sử dụng thẻ RFID hiệu quả, theo dõi nhé!

Hướng dẫn người mới sử dụng thẻ RFID
Hướng dẫn người mới sử dụng thẻ RFID

Hiểu Về Thẻ RFID Một Cách Tổng Quan

Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng thẻ RFID, bạn cần phải nắm rõ các kiến thức nền tảng của công nghệ RFID. Vậy RFID là gì? RFID là từ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh Radio Frequency Identification, là công nghệ sử dụng trường điện từ để tự động nhận dạng và theo dõi các thẻ hỗ trợ công nghệ này được gắn vào đối tượng.

Một hệ thống RFID gồm các thành phần chính sau:

  1. Thẻ RFID (RFID tag): Bao gồm thẻ RFID tần số thấp, RFID tần số cao và RFID tần số siêu cao.
  2. Đầu đọc thẻ RFID: Thiết bị được sử dụng để nhận dạng đối tượng và thu thập thông tin từ thẻ RFID, dùng để theo dõi các đối tượng riêng lẻ. Theo đó, sóng vô tuyến được sử dụng để truyền dữ liệu từ thẻ RFID đến RFID Reader.
  3. Ăng-ten: Giúp đầu đọc phát và thu sóng vô tuyến hiệu quả.
Công nghệ RFID
Công nghệ RFID

Nguyên lý hoạt động: Đầu đọc phát sóng vô tuyến, từ đó thẻ RFID trong vùng phủ sóng nhận năng lượng hoặc được kích hoạt, thẻ phát tín hiệu chứa dữ liệu, đầu đọc thu tín hiệu và giải mã dữ liệu, khi đó, dữ liệu được chuyển đến hệ thống phần mềm quản lý để xử lý.

Nguyên lý hoạt động RFID
Nguyên lý hoạt động RFID

Thẻ RFID được ứng dụng phổ biến cho nhiều lĩnh vực hiện nay, điển hình có thể kể đến là: ứng dụng RFID trong quản lý kho, thẻ RFID trong kiểm soát truy cập, ứng dụng thẻ RFID trong thanh toán không tiếp xúc, RFID trong thư viện, RFID trong chăn nuôi,…

Hiểu về thẻ RFID
Hiểu về thẻ RFID

Công nghệ RFID mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp tự động hóa quy trình thu thập dữ liệu, loại bỏ các thao tác thủ công, từ đó giúp tăng tốc độ xử lý công việc hiệu quả. Đầu đọc RFID có khả năng đọc nhiều thẻ RFID cùng lúc, giúp tối ưu hóa và nâng cao năng suất. Mặc dù chi phí RFID có thể sẽ cao hơn so với các ứng dụng công nghệ khác, thế nhưng, xét về lâu dài, đây vẫn là sự đầu tư xứng đáng và mang đến nhiều lợi ích vàng cho người dùng.

Hướng Dẫn Người Mới Sử Dụng Thẻ RFID – Lời Khuyến Cáo Từ Chuyên Gia IT Nam Việt

Việc sử dụng thẻ RFID không quá khó, tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và độ bền, các chuyên gia IT Nam Việt khuyến cáo bạn nên tuân thủ các bước sau:

Tìm hiểu về loại thẻ và hệ thống bạn đang dùng

Mỗi ứng dụng công nghệ RFID có thể được sử dụng loại thẻ và đầu đọc RFID không giống nhau. Tất nhiên, phạm vi đọc của các thẻ cũng khác nhau, vì vậy, người dùng cần tuân thủ hướng dẫn từ đơn vị triển khai dự án RFID. Nếu phân loại thẻ theo hình dạng, thẻ RFID có nhiều loại với kích thước khác nhau, điển hình gồm thẻ giấy, nhãn RFID, thẻ nhựa RFID, móc khóa RFID, vòng đeo tay RFID,…

Cấu tạo thẻ RFID
Cấu tạo thẻ RFID

Điều quan trọng hơn cả là bạn cần phải bảo quản thẻ RFID cẩn thận, tránh làm trầy xước hoặc cho thẻ tiếp xúc với hóa chất, bởi điều này ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền của thẻ, thậm chí là làm hỏng chip RFID và ăng-ten bên trong.

Cách đưa thẻ vào vùng đọc

Như đã đề cập, các loại thẻ RFID có phạm vi được đọc khác nhau, cụ thể như sau:

  • Thẻ RFID tần số thấp (LF – Low Frequency): Phạm vi đọc khoảng 10cm
  • Thẻ RFID tần số cao (HF – High Frequency): Phạm vi đọc khoảng 10 – 100cm.
  • Thẻ RFID tần số cực cao (UHF – Ultra High Frequency): Phạm vi đọc đạt đến 12m.
Cách đưa thẻ RFID vào vùng đọc
Cách đưa thẻ RFID vào vùng đọc

Vì vậy, khi sử dụng các loại thẻ RFID tần số thấp, bạn cần đưa thẻ lại gần đầu đọc RFID, không cần chạm trực tiếp thẻ vào đầu đọc. Bên cạnh đó, bạn nên giữ thẻ trong vùng đọc khoảng 1 – 2 giây hoặc cho đến khi tín hiệu phản hồi từ đầu đọc. Đầu đọc RFID thường có đèn led hoặc loa để báo hiệu trạng thái đọc thẻ, từ đó, bạn có thể biết được thẻ đã được đọc hay chưa. Nếu thẻ không được nhận diện, bạn hãy di chuyển và đặt thẻ ở vị trí khác, đảm bảo không có vật cản giữa thẻ và đầu đọc.

Cách tương tác với đầu đọc RFID

Thị trường có nhiều loại đầu đọc RFID, điển hình là đầu đọc RFID cố định và máy quét RFID cầm tay. Với đầu đọc cầm tay, bạn cần bật nguồn đầu đọc, đưa thẻ lại gần vùng đọc cho đến khi đầu đọc phát ra tín hiệu phản hồi. Với đầu đọc cố định, chúng thường được lắp đặt ở các vị trí cố định như cửa ra vào, cổng kiểm soát,… bạn chỉ cần đưa thẻ vào vùng phủ sóng của ăng-ten kết nối đầu đọc, hệ thống tự động nhận diện khi thẻ nằm trong phạm vi đọc.

Cách sử dụng đầu đọc
Cách sử dụng đầu đọc

Cách khắc phục một số sự cố thường gặp khi sử dụng thẻ RFID

Trong quá trình sử dụng, ít nhiều bạn có thể gặp sự cố nhỏ, hãy tham khảo một vài trường hợp và cách xử lý ban đầu như sau:

  • Xử lý khi thẻ không được đầu đọc nhận diện: Bạn hãy kiểm tra xem thẻ có bị trầy xước hay hư hỏng không, đảm bảo thẻ được đưa vào vùng đọc và ở khoảng cách phù hợp, bạn cũng có thể thay đổi góc độ thẻ để nhận tín hiệu tốt hơn. Liên quan đến vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm chi tiết ở bài viết: “Tổng Hợp Các Nguyên Nhân Đầu Đọc Không Đọc Chip RFID“.
  • Đọc thẻ chậm hoặc không ổn định: Rất có thể, giữa thẻ và đầu đọc có vật cản hoặc thẻ bị nhiễu sóng trong môi trường chất lỏng hoặc kim loại. Bạn hãy thử di chuyển thẻ đến vị trí khác để kiểm tra lại độ ổn định của thẻ.

Lưu Ý Khi Sử Dụng RFID Dành Cho Người Mới 

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng RFID dành cho người mới mà bạn có thể tham khảo:

  • Hãy xác định nhu cầu sử dụng để lựa chọn thẻ RFID và đầu đọc RFID phù hợp, có tần số, tầm đọc và tính năng tương thích với hệ thống.
  • Hướng dẫn chi tiết cho người sử dụng về cách dùng thẻ, quy trình liên quan đến vận hành hệ thống.
  • Thường xuyên kiểm tra định kỳ các thiết bị RFID để sớm phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề.
  • Mặc dù thẻ RFID chứa một mã định danh duy nhất, nhưng trong một số ứng dụng, thẻ có thể có nguy cơ bị mất tính bảo mật, vì vậy, bạn hãy tuân thủ các quy định về bảo mật dữ liệu hiệu quả.
  • Chú trọng đến môi trường ứng dụng, bởi môi trường chất lỏng hay kim loại có thể làm ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất hệ thống RFID, đặc biệt là đối với thẻ RFID tần số UHF.
  • Tìm hiểu và lựa chọn nhà cung cấp RFID đáng tin cậy, có nhiều năm kinh nghiệm và có khả năng hỗ trợ kỹ thuật tốt, đảm bảo sự thành công cho việc triển khai dự án RFID.
  • Người dùng không được bẻ cong, làm trầy xước bề mặt thẻ RFID.
Lưu ý khi sử dụng thẻ RFID dành cho người mới
Lưu ý khi sử dụng thẻ RFID dành cho người mới

Công nghệ RFID mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp, cải thiện năng suất, giảm thiểu sai sót của con người và giúp đơn vị nâng cao năng lực cạnh tranh so với đối thủ. Việc hiểu rõ cách sử dụng thẻ RFID sẽ giúp bạn vận hành hệ thống hiệu quả.

IT Nam Việt với hơn 10+ năm kinh nghiệm và là đơn vị uy tín hàng đầu lĩnh vực RFID tại Việt Nam, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách hàng. Tại IT Nam Việt, các thiết bị RFID đều được cam kết chính hãng, có giấy tờ rõ ràng, báo giá công khai và bảo hành theo quy định. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với IT Nam Việt qua Hotline 0962 888 179 nhé!

4.7/5 - (4 đánh giá)