Phân Biệt Mã Vạch Và RFID, Nên Sử Dụng Công Nghệ Nào?

Hiện nay, 2 công nghệ “định dạng” phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến là công nghệ RFID và công nghệ mã vạch. Mặc dù đều phục vụ mục đích nhận dạng, nhưng chúng có những đặc điểm và ứng dụng khác nhau. Bài viết dưới đây của IT Nam Việt sẽ giúp bạn đọc phân biệt mã vạch và RFID chi tiết, từ đó cân nhắc và lựa chọn ứng dụng công nghệ phù hợp.

Phân biệt mã vạch và RFID
Phân biệt mã vạch và RFID

Công Nghệ Mã Vạch Là Gì?

Mã vạch tiếng Anh là Barcode, là một công nghệ phổ biến hiện nay dùng để thu thập, truy xuất dữ liệu, nhận dạng dữ liệu thông qua mã số và chữ số của một đối tượng nhất định. Mỗi mã vạch sẽ có kích thước, độ đậm nhạt hoặc dày mỏng khác nhau, có khoảng trống xen kẽ nhau được sắp xếp theo một trật tự được mã hoá để các máy quét barcode có thể nhận dạng và đọc được.

Công nghệ mã vạch
Công nghệ mã vạch

Hiện nay, có 2 loại mã vạch gồm:

  1. Mã vạch tuyến tính (mã vạch 1 chiều): là thế hệ mã vạch đầu tiên, mã vạch “một chiều” được tạo thành từ các đường thẳng và khoảng không gian có độ rộng khác nhau tạo ra các mẫu cụ thể.
  2. Mã vạch ma trận (mã vạch 2 chiều): là những hình ảnh gồm những ô vuông đan xen, chồng chéo nhau tạo thành ma trận phức tạp, sử dụng cả phương ngang và phương thẳng đứng để chứa được nhiều dữ liệu hơn, điển hình là mã QR Code.

Công Nghệ RFID Là Gì?

RFID là viết tắt của Radio Frequency Identification, là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ RFID cho phép người dùng nhận dạng đối tượng qua hệ thống thu và phát sóng radio, hỗ trợ quản lý nhanh chóng, hiệu quả và chính xác nhất. Bạn đọc có thể truy cập: “Công Nghệ RFID Và Ứng Dụng Hệ Thống RFID Trong Đời Sống” để có thể tìm hiểu hơn về công nghệ RFID.

Công nghệ RFID
Công nghệ RFID

Đánh Giá Ưu – Nhược Điểm Của Công Nghệ Mã Vạch

Hiện nay, bên cạnh RFID, công nghệ mã vạch được sử dụng phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực. Công nghệ Barcode được đánh giá cao nhờ những ưu điểm vượt trội sau:

  • Hiệu suất và độ chính xác cao: Nhận dạng tự động thay thế ghi chép bằng tay nên giúp giảm nhân công, tiết kiệm thời gian, dẫn đến tăng hiệu suất công việc. Bên cạnh đó, với cấu trúc được tiêu chuẩn hóa, an toàn và đơn giản, mã số mã vạch cho phép nhận dạng chính xác vật phẩm và dịch vụ, thay thế khâu nhập và truy cập dữ liệu bằng tay, trả kết quả chính xác, giúp hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót từ con người.
  • Chi phí đầu tư thấp: In ấn mã vạch và thiết bị đọc mã vạch có chi phí tương đối thấp, giúp dễ dàng triển khai và ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Tính ứng dụng linh hoạt: Không chỉ được in ấn trên nhiều chất liệu khác nhau như giấy, nhựa, kim loại,… và có thể đọc được bằng nhiều máy quét khác nhau, công nghệ mã vạch còn được sử dụng rộng rãi để định danh và quản lý tài sản trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Tăng tốc độ xử lý: Quá trình quét mã vạch diễn ra nhanh chóng, giúp tăng tốc độ xử lý thông tin, đặc biệt là trong các hoạt động bán lẻ, kiểm kê hàng hóa, quản lý kho bãi,…

Tuy nhiên, mã vạch chỉ có thể lưu trữ một lượng thông tin nhất định, không đủ cho các ứng dụng cần lưu trữ nhiều dữ liệu phức tạp. Bên cạnh đó, mã bạch cần được quét theo đường thẳng, và ở môi trường nhiệt độ quá cao (thường là lớn 70 độ C) thì không thể quét thông tin mã vạch. Mặt khác, máy quét mã vạch cần phải ở khoảng cách đủ gần để có thể quét và đọc được thông tin.

Chưa hết, mã vạch được in trên bề mặt rất có thể sẽ bị tác động bởi môi trường bên ngoài, gây mờ, bám bụi bẩn,… dẫn đến máy đọc không thể đọc được. Thậm chí, mã vạch có thể bị sao chép, từ đó tính bảo mật không cao.

Phân Biệt Mã Vạch Và RFID

Để có cái nhìn chi tiết hơn về điểm giống và khác nhau giữa 2 công nghệ hiện đại là mã vạch và RFID, bạn đọc nên theo dõi tiếp phần thông tin bên dưới.

Điểm Giống Nhau Giữa RFID Và Barcode

Đây là 2 công nghệ đều được áp dụng để quản lý tài sản, theo dõi hàng tồn kho,… Cả hai công nghệ đều cho phép nhận dạng và thu thập dữ liệu về đối tượng một cách tự động, nhanh chóng và chính xác, thay thế cho việc nhập liệu thủ công. Bên cạnh đó, cả mã vạch và RFID đều là ứng dụng mang tính đột phá, đóng vai trò quan trọng trong việc tự động hóa các quy trình trong sản xuất, bán lẻ, logistics, giúp giảm thiểu những sai sót từ con người, tối ưu thời gian, tiết kiệm chi phí vận hành đáng kể. Thông tin được mã hóa trên mã vạch và thẻ RFID đều có thể đọc bởi các thiết bị khác.

Phân biệt mã vạch và RFID
Phân biệt mã vạch và RFID

Điểm Khác Nhau Giữa Công Nghệ RFID Và Barcode

Sự khác nhau giữa công nghệ RFID và công nghệ Barcode được thể hiện qua bảng thông tin dưới đây:

Tiêu chí so sánhCông nghệ mã vạchCông nghệ RFID
Đặc điểmMã vạch sử dụng một cảm biến và ánh sáng laser để đọc dữ liệu trên thẻRFID sử dụng sóng vô tuyến, không cần đường nhìn, để lấy dữ liệu.
Hiệu suấtMỗi lần chỉ quét/scan/đọc được 1 mã vạch.Có thể quét/ scan/ đọc nhiều thẻ RFID cùng lúc.
Giới hạn của vùng quétQuét/ scan/ đọc mã vạch trong tầm nhìn của thiết bị (trong vùng quét) và khoảng cách này là rất ngắn.Quét/ scan/ đọc tất cả các mã vạch trong vùng sóng bất kể bị che khuất.
Khoảng cách đọcĐọc ổn định ở khoảng cách thấp hơn 30cm.RFID có thể đọc từ khoảng cách xa, lên đến hàng trăm mét, có thể lên đến 600m.
Khả năng mã hóa dữ liệuKhông thể thay đổi, cập nhập hay bổ sung thông tin.Dễ dàng cập nhập thông tin mới lên thẻ ghi.
Tính chống làm nháiDễ dàng bị sao chép.Chứa chíp mã số duy nhất không thể sao chép.
Tính bảo mậtTính bảo mật thấp.Tính bảo mật cao.
Độ bềnĐộ bền thấp hơn, chỉ lưu trữ trong các điều kiện nhất định tương ứng với độ bền của chất liệu tem nhãn.

Dễ dàng bị tác động bởi các yếu tố môi trường bên ngoài, gây mờ, xước, dẫn đến thông tin không thể được nhận dạng.

Độ bền cao, đa dạng sự lựa chọn phù hợp với từng điều kiện, môi trường sử dụng khác nhau.

Với công nghệ RFID, các dữ liệu thông tin được đọc xuyên qua đa dạng các môi trường, kể cả là bê tông, tuyết, sương mù, băng đá,…

Tình trạng có thể thu thập dữ liệuHình ảnh rõ ràng là có thể nhận diện được.Kim loại và nước ảnh hưởng đến tín hiệu truyền dữ liệu.
Đôi khi thẻ RFID sẽ bị bỏ lỡ nếu đối tượng nằm trong khu vực đặc biệt.
Chi phíChi phí thấp
Dễ tạo và ứng dụng
Chi phí cao (gấp 10 lần so với mã vạch)
Mất nhiều thời gian để khảo sát, xây dựng giải pháp, triển khai và ứng dụng.

Nên Sử Dụng Công Nghệ RFID Hay Mã Vạch?

Mỗi công nghệ đều có ưu nhược điểm riêng biệt, việc lựa chọn mã vạch hay RFID là tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm ngân sách, môi trường hoạt động, yêu cầu về lượng thông tin, cũng như tính bảo mật.

Qua phân tích chúng ta có thể nhận thấy, chi phí đầu tư của hệ thống RFID sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với công nghệ mã vạch. Tuy nhiên, lợi ích mà hệ thống RFID mang lại là rất lớn, độ chính xác cao hơn, khả năng theo dõi nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đặc biệt, tính bảo mật của RFID là dường như tuyệt đối, hạn chế tình trạng sao chép, làm giả thẻ. Xét về lâu dài, việc đầu tư cho hệ thống RFID là xứng đáng và tiết kiệm chi phí nhân sự, tối ưu hóa quy trình quản lý tài sản và hàng hóa.

Nên chọn công nghệ mã vạch hay RFID?
Nên chọn công nghệ mã vạch hay RFID?

Một yếu tố cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định lựa chọn công nghệ mã vạch hay RFID đó chính là khối lượng hàng hóa mà bạn cần quản lý cũng như môi trường làm việc. Với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, mã vạch sẽ là giải pháp tối ưu, trong khi đó, với các doanh nghiệp lớn, quy mô khủng thì việc đầu tư vào hệ thống RFID là lựa chọn lý tưởng, quản lý hiệu quả và tiết kiệm chi phí về lâu dài.

Chuyên Giải Pháp RFID Và Mã Vạch Chuyên Nghiệp, Giá Cạnh Tranh

Như đã đề cập, mã vạch và RFID là 2 công nghệ hiện đại đã và đang được khá nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam chú trọng đầu tư nhằm tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm thời gian và chi phí hiệu quả. Bạn đang tìm kiếm giải pháp mã vạch hay RFID chuyên nghiệp, và IT Nam Việt là lựa chọn không tồi dành cho bạn. Chúng tôi chuyên cung cấp giải pháp công nghệ như chip RFID, máy quét RFID, tem mã vạch, máy đọc mã vạch, máy in tem nhãn, mực in tem nhãn,… cũng như các giải pháp phần mềm kiểm soát, quản lý từ xa được thiết kế bởi những kỹ sư giàu kinh nghiệm.

Đến với IT Nam Việt, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ tư vấn tận tâm, chu đáo, từ đó tìm ra được giải pháp tối ưu, tiết kiệm ngân sách một cách hiệu quả nhất. Với IT Nam Việt, khách hàng là trung tâm, chúng tôi luôn lắng nghe và thấu hiểu khách hàng, tư vấn sản phẩm công nghệ hữu ích và phù hợp với doanh nghiệp, tổ chức,…

Tại IT Nam Việt, chúng tôi KHÔNG CAM KẾT sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ giá rẻ nhất nhưng chúng tôi tự tin đưa ra mức báo giá hợp lý nhất, tương xứng với giá trị mà khách hàng bỏ ra. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7, đồng hành trọn đời cùng bạn trong suốt hành trình sử dụng dịch vụ và sản phẩm của chúng tôi.

Chúng tôi hy vọng những thông tin tại bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ và phân biệt mã vạch và RFID một cách tỉ mỉ nhất. Nếu cần tư vấn dịch vụ hoặc giải đáp thắc mắc về mã vạch hay công nghệ RFID, bạn đừng ngần ngại, nhanh tay kết nối ngay với nhân viên IT Nam Việt qua Hotline 0962.888.179 để được hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.