RFID và QR Code đều được sử dụng phương thức không tiếp xúc để truyền và thu thập dữ liệu, giúp gia tăng tương tác, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Giữa 2 công nghệ này khác nhau ở phương thức đọc, khoảng cách đọc, tốc độ đọc,… Bài viết dưới đây của IT Nam Việt sẽ giúp bạn so sánh điểm giống và khác nhau chi tiết giữa 2 công nghệ RFID và QR Code, đừng bỏ lỡ nhé!
RFID Là Gì? Tổng Quan Về Công Nghệ RFID
RFID là gì? RFID là từ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh Radio Frequency Identification, là công nghệ sử dụng trường điện từ để tự động nhận dạng và theo dõi các thẻ hỗ trợ công nghệ này được gắn vào đối tượng. Một hệ thống RFID bao gồm:
- Thẻ RFID
- Đầu đọc thẻ RFID
- Ăng ten
- Phần mềm
Một hệ thống RFID sử dụng thẻ thẻ nhãn RFID để gắn vào thiết bị cần nhận dạng. Bộ thu phát sóng vô tuyến 2 chiều được gọi là thiết bị truy vấn, ở đây là đầu đọc thẻ RFID làm nhiệm vụ gửi tín hiệu đến thẻ RFID và đọc dữ liệu trả về từ nó.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về công nghệ RFID tại bài viết sau: “RFID Là Gì? Cấu Tạo Hệ Thống Và Nguyên Lý Hoạt Động RFID“
RFID được ứng dụng trong phần lớn các lĩnh vực trong đời sống hàng ngày, điển hình có thể kể đến là: RFID trong quản lý vận hành thư viện, RFID trong logistics, RFID trong quản lý tài sản, RFID trong quản lý kho, RFID trong quản lý vật nuôi, RFID cho xe buýt, RFID trong y tế,… Liên quan đến ứng dụng RFID, bạn có thể xem chi tiết tại bài viết: “Công Nghệ RFID Và Ứng Dụng Hệ Thống RFID Trong Đời Sống“.
Xem thêm bộ sưu tập thẻ RFID tại IT Nam Việt
QR Code Là Gì? Tổng Quan Về Công Nghệ QR Code
QR Code (mã QR), là từ viết tắt của Quick response code (tạm dịch: mã phản hồi nhanh), hoặc có thể là mã vạch ma trận (matrix-barcode) hay mã vạch 2 chiều (2D). Đây là dạng thông tin được mã hóa để hiển thị sao cho máy có thể đọc được. QR Code xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1994, được tạo ra bởi Denso Wave (công ty con của Toyota). Mã QR có thể chứa đến 7089 chữ số hoặc 4296 ký tự, bao gồm cả dấu chấm câu và ký tự đặc biệt.
QR Code cho phép quét và đọc mã nhanh hơn bằng các thiết bị như máy đọc mã vạch hoặc điện thoại có camera với ứng dụng cho phép quét mã, vô cùng tiện lợi cho người dùng. Công nghệ QR Code có thể mã hóa được nhiều thông tin khác nhau, bao gồm: văn bản, URL, thông tin mạng wifi,… Mã QR có thể mã hóa cả văn bản và cụm từ.
Giải pháp mã QR được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống, điển hình có thể kể đến là: quảng cáo, tiếp thị, bao bì sản phẩm, vé sự kiện, thực đơn nhà hàng,… QR code cho phép người dùng truy cập nội dung nhanh chóng, nâng cao trải nghiệm và gia tăng tương tác.
Điểm Giống Nhau Giữa 2 Công Nghệ RFID Và QR Code
RFID và QR code đều có khả năng lưu trữ và truyền thông tin dưới dạng kỹ thuật số, cho phép lưu trữ dữ liệu nhiều hơn so với các công nghệ truyền thống. Bên cạnh đó, cả 2 công nghệ này đều được sử dụng phương thức không tiếp xúc để truyền và thu thập dữ liệu (QR code: người dùng chỉ cần quét mã bằng camera, trong khi đó, với RFID: sử dụng sóng vô tuyến để thu thấp dữ liệu).
Mặt khác, 2 giải pháp công nghệ này có điểm tương đồng quan trọng khác đó là khả năng đọc được bằng máy, tự động hóa quy trình quét và xử lý dữ liệu, tối ưu thời gian và chi phí hiệu quả. Ngoài ra, ứng dụng RFID và QR code có ưu điểm là giúp gia tăng tương tác, nâng cao trải nghiệm khách hàng, giảm thiểu sai sót trong quy trình quản lý, vận hành,…
Ví dụ cụ thể: Bạn có thể truy cập mã QR để nắm bắt các thông tin chi tiết về sản phẩm, trong khi đó, bạn hoàn toàn sử dụng RFID để thanh toán không chạm, mang lại trải nghiệm mua sắm tiện lợi.
Tóm lại, cả 2 công nghệ RFID và QR code đều mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp trong quản lý thông tin, tự động hóa quy trình và góp phần cải thiện, nâng cao trải nghiệm của khách hàng một cách hiệu quả.
Phân Biệt RFID Và QR Code
Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, thế nhưng, giữa 2 công nghệ vẫn có những điểm khác biệt rõ rệt, cụ thể được thể hiện trong bảng so sánh sau:
Đặc điểm so sánh | Công nghệ RFID | QR Code |
Phương thức đọc | Sử dụng trường điện từ để tự động nhận dạng và theo dõi các thẻ hỗ trợ công nghệ này được gắn vào đối tượng | Hệ thống máy quét quang có thể được tích hợp trên camera |
Đường ngắm | KHÔNG CẦN đường ngắm chuẩn | CẦN PHẢI CÓ đường ngắm chuẩn (tuy nhiên, dễ ngắm hơn giải pháp Barcode) |
Thiết bị đọc | CẦN DÙNG những thiết bị đầu đọc thẻ RFID chuyên dụng | Có thể dùng các Smartphone có hỗ trợ camera quét mã QR hoặc một trình đọc mã QR chuyên dụng |
Khoảng cách đọc | Có thể đọc được ở khoảng cách xa (từ 0,5 – 30m), cho phép thu thập dữ liệu không tiếp xúc và tự động. | Chỉ có thể đọc ở khoảng cách gần (1m trở xuống) |
Điều kiện đọc khả thi | Quét được tất cả mã vạch trong vùng sóng dù cho có bị che khuất | Chỉ có thể quét trong đúng tầm nhìn trực diện của thiết bị |
Tốc độ đọc | Có thể đọc nhiều thẻ cùng một lúc với tốc độ cao, tuy nhiên, tín hiệu truyền qua vật liệu kim loại hoặc môi trường chất lỏng sẽ bị giảm đi đáng kể. | Mỗi lần chỉ có thể quét được 1 mã QR |
Bảo mật và quyền riêng tư | Tính bảo mật cao hơn do khả năng mã hóa và bảo vệ dữ liệu thông qua các phương thức kiểm soát truy cập, có thể xảy ra hiện tượng xung đột đầu đọc khi hai tín hiệu trùng nhau ở sát nhau, khi một trong các thiết bị thuộc hệ thống bị hỏng thì RFID không thể vận hành. | Có thể dễ dàng sao chép hoặc can thiệp, tuy nhiên, việc mã hóa và sử dụng các phương thức tạo mã QR an toàn có thể nâng cao tính bảo mật. |
Chi phí đầu tư | Chi phí RFID cao hơn bởi để vận hành hệ thống RFID cần phải dùng đến nhiều thiết bị chuyên dụng. | Chi phí đầu tư rẻ hơn (Thiết bị đọc mã và máy in QR). |
Cách thức xuất/nhập kho |
|
|
Công tác kiểm kê | Nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và nhân lực nhờ ưu điểm về khả năng đọc chính xác với số lượng lớn | Công tác kiểm kê sẽ mất nhiều thời gian hơn so với việc ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý kho. |
FAQs – Những Câu Hỏi Thường Gặp Về RFID Và QR Code
Hàng ngày, tại các nền tảng online của IT Nam Việt, chúng tôi thường xuyên nhận được các câu hỏi thắc mắc liên quan đến giải pháp RFID và các công nghệ liên quan, trong đó có QR code. Trong phần thông tin dưới đây, chúng tôi xin phép được giải đáp một số câu hỏi của khách hàng về RFID và QR code, bạn tham khảo:
Đầu đọc thẻ RFID có thể quét được mã QR không?
Câu trả lời là KHÔNG. Máy đọc RFID sử dụng sóng vô tuyến để giao tiếp với thẻ RFID gắn chip và ăng ten, trong khí đó, mã QR thực chất là mã vạch 2D, có thể được quét và giải mã bằng camera điện thoại thông minh hoặc máy quét QR chuyên dụng.
Nên chọn RFID hay QR code?
Thực tế, việc lựa chọn giải pháp RFID hay QR code tùy thuộc vào nhu cầu thực tế và ngân sách đầu tư của doanh nghiệp. Ưu điểm của RFID là cho phép tự động hóa việc thu thập dữ liệu, đọc tự động, từ đó làm giảm bớt sự tác động trực tiếp từ con người, khả năng đọc dữ liệu từ xa,… Trong khi đó, QR code được đánh giá là giải pháp đơn giản hơn với chi phí đầu tư thấp hơn, phù hợp với việc tương tác với người dùng thông qua điện thoại thông minh.
Công nghệ RFID hay QR code tốt hơn?
Như đã đề cập, RFID hay QR code đều là công nghệ cung cấp các tính năng và khả năng độc đáo để mã hóa, truyền và truy xuất dữ liệu. Do đó, công nghệ nào tốt hơn tùy thuộc vào từng trường hợp sử dụng và yêu cầu cụ thể. RFID có lợi thế về khả năng đọc không chạm, khoảng cách đọc xa hơn, dung lượng dữ liệu lớn hơn. Trong khi đó, QR code được đánh giá là dễ sử dụng, linh hoạt nhiều ứng dụng, phù hợp quét ở phạm vi gần,… Tùy vào nhu cầu sử dụng mà người dùng cân nhắc và chọn giải pháp công nghệ phù hợp, tối ưu ngân sách đầu tư, mang lại hiệu quả cao.
IT Nam Việt – Chuyên Giải Pháp RFID Toàn Diện Giá Tốt Nhất Thị Trường
IT Nam Việt tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực RFID tại Việt Nam. Chúng tôi có hơn 10+ năm kinh nghiệm, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, cam kết mang đến cho khách hàng giải pháp tối ưu nhất với chi phí đầu tư tốt nhất thị trường.
Ưu điểm dịch vụ của IT Nam Việt:
- Cung cấp giải pháp RFID toàn diện, bao gồm thẻ RFID, đầu đọc thẻ RFID, ăng ten RFID, máy in RFID,… đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của khách hàng.
- Cam kết chất lượng dịch vụ tốt nhất, sản phẩm chính hãng, đảm bảo hoạt động hiệu quả và bền bỉ theo thời gian.
- Giải pháp RFID với giá tốt nhất thị trường, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí đầu tư.
- Đội ngũ nhân sự IT Nam Việt được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn giải pháp RFID phù hợp với nhu cầu và ngân sách của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ kỹ thuật nhanh chóng, giúp khách hàng vận hành hệ thống RFID hiệu quả.
IT Nam Việt là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp trong việc triển khai giải pháp RFID, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, tối ưu hóa quy trình vận hành và tăng cường năng lực cạnh tranh. Chúng tôi hy vọng với những thông tin về RFID và QR code, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn giải pháp phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu cần tư vấn về RFID, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0962.888.179 nhé!