1. Định nghĩ Tem nhãn RFID
- Tem nhãn RFID có 3 thành phần chính:
- Inlay ( anten ) : Là thiết bị để có thể gắng Chip RFID vào, nó có tác dụng nhận sóng vô tuyến khi phát đến nó.
- Chip RFID: là thiết bị chính nhận sóng vô tuyến từ thiết bị phát thông qua Anten RFID
- Label: Là vật liệu lồng lên Inlay để chúng ta có thể in nội dụng lên bề mặt: QR. tên hàng hóa…
- Chip RFID (viết tắt thuật ngữ tiếng Anh: Radio Frequency Identification):
- là một công nghệ sử dụng trường điện từ để tự động nhận dạng và theo dõi các thẻ hỗ trợ công nghệ này được gắn vào đối tượng.
- Một hệ thống RFID bao gồm một bộ phát đáp nhỏ, một bộ thu và một bộ phát sóng vô tuyến.
- Khi được kích hoạt bởi một xung điện từ để truy vấn dữ liệu từ một đầu đọc RFID ở gần đó, thẻ RFID sẽ phản hồi dữ liệu số, thường là một giá trị định dạng của riêng thẻ đó, cho đầu đọc RFID.
2.Có hai loại thẻ RFID
- Passive tags (tạm dịch: thẻ thụ động):
- là loại thẻ được cấp năng lượng từ sóng vô tuyến phát từ đầu đọc RFID cho việc truy vấn dữ liệu.
- Tầm hoạt động hiệu quả của loại thể này cỡ vài cm đến vài mét ( M ).
- Active tags (tạm dịch: thẻ chủ động):
- là loại thể được cấp năng lượng từ pin
- Có thể được đọc từ khoảng cách khá xa với đầu đọc RFID.
- Có thể lên đến hàng trăm mét.
3. Sự khác biệt với mã vạch:
- Tem nhãn RFID không cần phải nằm trong phạm vi đọc được của đầu đọc thẻ RFID
- Nó có thể được gắn hoặc nhúng trên các đối tượng cần theo dõi.
- Cùng lúc kiểm sót được nhiều đối tượng được gắng thẻ RFID
4. Ứng dụng RFID trong thực tế
- Thẻ RFID được sử dụng nhiều trong công nghiệp:
- trong quá trình sản xuất ô tô, một thẻ RFID gắn trên một ô tô đang được lắp ráp có thể được dùng để theo dõi toàn bộ quá trình trên dây chuyền sản xuất.
- Các thẻ RFID gắn trên dược phẩm sẽ hỗ trợ việc theo dõi chúng trong kho hàng.
- và cấy chip RFID trên gia súc và vật nuôi hỗ trợ việc định danh động vật.
- Các thẻ RFID còn có thể được sử dụng trong quá trình thanh toán ở cửa hàng
- Và ngăn chặn hành vi trộm cắp hàng hóa trong cửa tiệm.
5. Quản lý khác
- Do thẻ RFID có thể được gắn trên các thiết bị vật lý nói chung như tài sản, quần áo, tiền giấy, hoặc cấy trên cơ thể người hoặc động vật, khả năng bị đọc trộm thông tin liên quan đến chủ sở hữu vật thể được gắn các thẻ RFID đó đã làm dấy lên các mối lo ngại về quyền riêng tư.
- Các mối lo ngại này dẫn đến việc phát triển các tiêu chuẩn kĩ thuật cho công nghệ RFID liên quan đến quyền riêng tư và bảo mật.
- ISO/IEC 18000 và ISO/IEC 29167 sử dụng các phương pháp mã hóa trên Chip để chống truy vết, đồng thời xác thực thẻ và đầu đọc, và over-the-air privacy (tạm dịch: quyền riêng tư trong không gian).
- ISO/IEC 20248 quy định một chữ kí điện tử với cấu trúc dữ liệu cho việc cung cấp dữ liệu, xác thực nguồn và phương pháp đọc của RFID và mã vạch.
- Công việc quy định này được thực hiện bởi ISO/IEC JTC 1/SC 31 (ISO/IEC JTC 1/SC 31 Automatic identification and data capture techniques).
- Một phân ban của ISO, và Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC) Joint Technical Committee (JTC).