Tem nhãn RFID là gì? Cấu tạo của một nhãn RFID gồm những gì? Có các loại tem nhãn RFID nào phổ biến?… Những thắc mắc này sẽ được IT Nam Việt giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây, bạn đọc có thể tham khảo nhé!
Tem Nhãn RFID Là Gì?
Tem nhãn RFID là gì? Tem nhãn RFID là một loại nhãn dán được tích hợp chip RFID và ăng-ten, cho phép lưu trữ và truyền tải thông tin về đối tượng mà chúng được gắn vào. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu hơn, tem nhãn RFID tựa như một thẻ “căn cước” chứa đựng tất cả các thông tin về sản phẩm, đối tượng, tài sản,… đó. Công nghệ RFID cho phép doanh nghiệp dễ dàng quản lý và vận hành hệ thống công ty, kiểm soát truy cập, tăng hiệu suất và nâng cao lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Cấu Tạo Của Tem Nhãn RFID
Theo đó, tem nhãn RFID gồm có 3 thành phần chính sau:
Chip RFID
Chip RFID được xem là “bộ não” của tem nhãn RFID, là một mạch tích hợp IC có khả năng lưu trữ thông tin và chứa bộ xi xử lý thông tin. Chip RFID có khả năng lưu trữ thông tin dưới dạng mã điện tử, mỗi chip RFID là một mã duy nhất giúp nhận dạng đối tượng được gắn thẻ RFID một cách chính xác.
Chip RFID luôn cần một nguồn năng lượng để hoạt động. Do đó, với tem nhãn RFID thụ động, chip RFID được thiết kế để sử dụng nguồn năng lượng vô tuyến phát ra từ ăng-ten của hệ thống RFID. Trong khi đó, với tem nhãn RFID chủ động, chip sử dụng năng lượng từ pin đi kèm.
Lớp nền
Lớp nền thường là lớp polymer hoặc nhựa mỏng, có khả năng chịu được các điều kiện môi trường khắc nghiệt trong suốt vòng đời hoạt động của tem nhãn.
Ăng-ten
Ăng-ten có nhiệm vụ thu và phát sóng vô tuyến, cho phép chip RFID giao tiếp với đầu đọc thẻ RFID. Hình dạng của ăng-ten mang tính quyết định đến tần số hoạt động của tem nhãn RFID. Ăng-ten tem nhãn RFID thường được làm từ dải vật liệu dẫn điện như đồng hoặc nhôm,…
Nguyên Lý Hoạt Động Của Tem Nhãn RFID
Tem nhãn RFID dựa vào việc truyền thông tin giữa chip RFID trong tem nhãn và máy đọc RFID thông qua sóng vô tuyến, khi máy đọc gửi tín hiệu, chip RFID sẽ nhận tín hiệu và trả lời bằng cách truyền lại thông tin đã được lưu trữ trong chip RFID. Quá trình này được diễn ra nhanh chóng và không cần có sự tiếp xúc trực tiếp giữa đầu đọc thẻ RFID với nhãn RFID. Đây cũng là ưu điểm không thể không nhắc đến của công nghệ RFID, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và nâng cao năng lực cạnh tranh so với đối thủ.
Thực tế, đến thời điểm hiện tại, một số doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về RFID là gì, vì vậy, bạn nên tham khảo chi tiết về hệ thống RFID trong bài viết sau đây: “RFID Là Gì? Cấu Tạo Hệ Thống Và Nguyên Lý Hoạt Động RFID“.
Phân Loại Tem Nhãn RFID
Dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, người ta phân loại tem nhãn RFID thành các loại sau:
Dựa Trên Tần Số Hoạt Động
Gồm:
- Tem nhãn RFID tần số thấp: Tem nhãn hoạt động ở dải tần số từ 30 – 300kHz, giá thành phải chăng, phạm vi đọc khoảng 10cm. Ưu điểm của loại tem nhãn này là hoạt động ổn định ở môi trường kim loại và chất lỏng, ít bị nhiễu sóng, được ứng dụng trong kiểm soát truy cập, nhận dạng động vật,…
- Tem nhãn RFID tần số cao: Từ 3MHz – 30MHz, thường hoạt động ở mức sóng 13.56MHz, khoảng 10 – 100cm, được ứng dụng rộng rãi trong thanh toán và truyền dữ liệu.
- Tem nhãn RFID tần số siêu cao: Hoạt động ở dải tần số 300MHz – 3GHz, thường hoạt động trong khoảng 860 – 960MHz (phải đáp ứng tiêu chuẩn UHF Gen 2), thường được ứng dụng trong quản lý chuỗi cung ứng, kho bãi, bán lẻ,…
Dựa Trên Nguồn Năng Lượng
Gồm:
- Tem nhãn RFID thụ động: Loại tem nhãn này được kích hoạt nhờ năng lượng của sóng từ ăng-ten và đầu đọc thẻ RFID. Phạm vi đọc của tem nhãn thụ động ngắn, thích hợp cho các ứng dụng gần.
- Tem nhãn RFID chủ động: Phạm vi đọc loại tem nhãn có thể đạt 100m, phù hợp với các ứng dụng cần tầm xa, tuy nhiên, giá loại tem nhãn RFID chủ động cao hơn so với thẻ thụ động.
- Tem nhãn RFID bán chủ động: Tem nhãn RFID bán chủ động được kích hoạt nhờ tín hiệu từ máy đọc RFID và có thêm pin để cung cấp năng lượng cho chip, giúp lưu trữ thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Tham khảo các loại tem nhãn RFID tại IT Nam Việt:
Phân Biệt RFID Inlay, Thẻ RFID, Tem Nhãn RFID
RFID inlay | Thẻ RFID | Tem nhãn RFID |
– RFID inlay bao gồm vi mạch tích hợp (IC), ăng-ten và chất nền.
– RFID inlay có thể được sử dụng độc lập bằng cách dán chúng vào tài sản mục tiêu. – Thường được ứng dụng trong theo dõi tài sản và quản lý chuỗi cung ứng,… |
– Thẻ RFID là một inlay chứa trong một lớp vỏ.
– Thẻ RFID có IC và ăng-ten được bọc trong một lớp vỏ, và chúng không nhất thiết phải có keo dán. – Có thể được gắn vào các vật phẩm bằng keo dán hoặc nhãn. – Thường được ứng dụng trong bán lẻ, theo dõi hàng tồn kho và thanh toán không tiếp xúc,… |
-Tem nhãn RFID còn được gọi là tem nhãn thông minh (Smart Label)
– Giống như một RFID inlay, tem nhãn bao gồm ăng-ten, chip và lớp chất nền. – Tem nhãn RFID là một RFID inlay được nhúng trên giấy. – Có thể được sử dụng trực tiếp lên các vật phẩm mục tiêu. – Thường được ứng dụng trong vận chuyển và hậu cần, theo dõi hàng tồn kho,… |
Nhìn chung, các loại thẻ, tem nhãn RFID này thực hiện chức năng gần như tương tự nhau, giúp theo dõi tài sản, quản lý truy cập cũng như quản lý hàng tồn kho,… Do đó, tùy vào mục đích sử dụng cũng như chi phí đầu tư mà các doanh nghiệp nên cân nhắc và lựa chọn loại thẻ, tem nhãn RFID phù hợp. Ví dụ, RFID inlay và tem nhãn RFID có giá cả phải chăng, do đó, bạn nên chọn chúng cho những chương trình sự kiện (ý định sử dụng một lần).
Liên quan đến giá thẻ RFID cũng như chi phí triển khai hệ thống RFID, bạn nên tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi: “Chi Phí RFID Bao Nhiêu? Mẹo Tối Ưu Chi Phí Khi Đầu Tư Hệ Thống RFID“.
Phân Biệt Mã Vạch Và Tem Nhãn RFID
Mã vạch và RFID đều là 2 công nghệ được ứng dụng để quản lý tài sản, theo dõi hàng tồn kho,… cho phép nhận và thu thập dữ liệu về đối tượng gắn thẻ một cách tự động, nhanh chóng và chính xác. Thông tin được mã hóa trên mã vạch và thẻ RFID đều có thể đọc bởi các thiết bị khác.
Dưới đây là 3 điểm khác biệt giữa mã vạch và tem nhãn RFID mà bạn đọc tham khảo:
- Tem nhãn RFID KHÔNG CẦN phải nằm trong phạm vi đọc được của đầu đọc thẻ RFID.
- Tem nhãn RFID có thể được gắn hoặc nhúng trên các đối tượng cần theo dõi.
- Cùng lúc kiểm soát được nhiều đối tượng được gắn thẻ RFID.
Xem chi tiết điểm giống và khác nhau giữa công nghệ mã vạch và công nghệ RFID trong bài viết sau: “Phân Biệt Mã Vạch Và RFID, Nên Sử Dụng Công Nghệ Nào?“
Đánh Giá Ưu Điểm Của Tem Nhãn RFID
So với mã vạch truyền thống, tem nhãn RFID sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội sau:
- Đọc được khoảng cách xa, thậm chí có thể xuyên qua các vật cản, tối ưu thời gian hiệu quả.
- Đầu đọc thẻ RFID có thể nhận dạng được nhiều tem nhãn cùng lúc, điều này giúp tăng tốc độ xử lý thông tin, nâng cao năng suất làm việc, từ đó góp phần tăng doanh thu công ty đáng kể.
- Tem nhãn RFID có khả năng lưu trữ lượng lớn dữ liệu thông tin.
- Dữ liệu trên tem nhãn RFID có thể được ghi lại và cập nhật, tái sử dụng nhiều lần, giúp theo dõi quá trình thay đổi của đối tượng được gắn nhãn.
- Tem nhãn RFID có độ bền cao, có thể hoạt động được trong cả môi trường khắc nghiệt.
Ứng Dụng Của Thẻ Nhãn RFID Trong Các Lĩnh Vực
Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu của tem nhãn RFID trong đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau:
- Tem nhãn RFID giúp quản lý chuỗi cung ứng, theo dõi thông tin sản phẩm theo thời gian thực từ giai đoạn sản xuất đến tay người tiêu dùng, đảm bảo tính truy xuất nguồn gốc một cách nhanh chóng và rõ ràng nhất.
- Tem nhãn RFID được ứng dụng trong tự động hóa việc thu thập dữ liệu, kiểm soát dây chuyền lắp ráp một cách tối ưu,… giúp tự động hóa quy trình, giảm thiểu những sai sót từ nhân công, đồng thời giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Ứng dụng tem nhãn RFID trong Logistics, nhận diện hàng hóa nhanh chóng, giúp quản lý kho hiệu quả, tự động hóa quy trình xuất nhập hàng.
- Tem nhãn RFID được sử dụng phổ biến trong ngành bán lẻ, giúp theo dõi vị trí chính xác các thông tin về sản phẩm, quản lý hàng tồn kho và ngăn ngừa tình trạng thất thoát hàng hóa. Đặc biệt, RFID cũng đem đến những trải nghiệm mua sắm hoàn hảo dành cho người mua hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm,…
- Tem nhãn RFID cho phép xác định danh tính bệnh nhân, tăng cường an ninh bệnh viện, kiểm soát tồn kho, tối ưu thời gian tìm kiếm và ghi chép thủ công.
- Tem nhãn RFID được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thư viện, cho phép người dùng mượn trả sách nhanh chóng theo thời gian thực, tự động hóa quy trình quản lý và vận hành thư viện.
- Nhãn RFID cho phép kiểm soát truy cập, quản lý và bảo vệ tài sản, giảm thiểu chi phí vận hành và ngăn ngừa thất thoát tài sản.
Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Tem Nhãn RFID
Trong phần này, chúng tôi xin phép được giải đáp một số thắc mắc của khách hàng về tem nhãn RFID, bạn có thể tham khảo:
Thẻ nhãn dán RFID sử dụng bao lâu?
Thực tế, tuổi thọ nhãn dán RFID tùy thuộc vào nhiều yếu tố: chất liệu nhãn, môi trường sử dụng, tần suất đọc ghi,… Hơn nữa, với thẻ RFID thụ động, tuổi thọ thiết bị tùy thuộc vào độ bền của ăng-ten cũng như chip RFID, thông thường là vài năm.
Có thể tái sử dụng tem nhãn RFID được không?
Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, việc có nên tái sử dụng nhãn RFID hay không tùy thuộc vào mục đích sử dụng của thẻ, bởi một số ứng dụng nhãn RFID trong Logistics hoặc thẻ kiểm soát truy cập,… thẻ RFID thường được thiết kế để sử dụng một lần.
Vấn đề bảo mật thông tin của tem nhãn RFID như thế nào?
Thẻ RFID có an toàn không? Tem nhãn RFID rất khó có thể bị đánh cắp, đặc biệt là đối với hệ thống mang tính bảo mật cao, mỗi thẻ chỉ có 1 chip gắn liền với một dãy số. Tuy nhiên, thẻ RFID được gắn lên các thiết bị vật lý như tài sản, quần áo, cấy trên cơ thể người hay động vật,… thì khả năng bị đọc trộm thông tin cũng không phải là không có. Điều này đã dẫn đến mối lo ngại về quyền riêng tư của đối tượng được gắn thẻ.
Và cũng xuất phát từ mối lo ngại này, các tiêu chuẩn kỹ thuật cho công nghệ RFID cũng được ra đời, cụ thể: ISO/IEC 18000 và ISO/IEC 29167 sử dụng các phương pháp mã hóa trên Chip để chống truy vết, đồng thời xác thực thẻ và đầu đọc, và over-the-air privacy (tạm dịch: quyền riêng tư trong không gian). Công việc quy định này được thực hiện bởi ISO/IEC JTC 1/SC 31 (ISO/IEC JTC 1/SC 31 Automatic identification and data capture techniques).
Thẻ nhãn RFID có hoạt động được ở môi trường khắc nghiệt không?
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, các nhãn dán RFID được sản xuất với đầy đủ các tính năng như kháng nước, chống bụi, kháng kim loại, chịu nhiệt tốt,… Các loại tem nhãn RFID có thể hoạt động tốt trong môi trường ẩm ướt, thế nhưng, hiệu suất tem nhãn RFID khi hoạt động trong môi trường khắc nghiệt có thể bị giảm đi đáng kể.
IT Nam Việt – Đơn Vị Chuyên Gia Công Tem Nhãn RFID Theo Yêu Cầu
IT Nam Việt tự hào là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực RFID tại Việt Nam. Chúng tôi đã có hơn 10+ năm kinh nghiệm, sở hữu đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, cam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng, chính hãng với giá cả tốt nhất thị trường. Tại IT Nam Việt, quý doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm thấy loại tem nhãn RFID phù hợp với nhu cầu, từ thẻ RFID thụ động đến thẻ RFID chủ động, từ nhãn RFID tần số thấp đến nhãn RFID tần số cao, siêu cao,…
Bên cạnh kho tem nhãn RFID có sẵn, IT Nam Việt còn nhận gia công thẻ RFID theo yêu cầu với chất liệu, kích thước, loại chip, ăng-ten tùy chọn. Đến với IT Nam Việt, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ tư vấn tận tâm, chu đáo, từ đó chọn được gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu sử dụng và ngân sách đầu tư của doanh nghiệp mình.
IT Nam Việt sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng 24/7, mọi lúc mọi nơi, bảo hành sản phẩm rõ ràng theo quy định. Chúng tôi luôn nỗ lực cung cấp giải pháp RFID tối ưu cho các doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh cho các công ty. Nếu cần tư vấn dịch vụ và công nghệ RFID, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0962.888.179 nhé!