Thẻ RFID băng tần kép UHF + RF/AM có khả năng chống trộm hiệu quả, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho công tác kiểm kho nhanh chóng. Vậy thẻ RFID băng tần kép là gì? Lợi ích khi sử dụng thẻ RFID này cho doanh nghiệp? Ứng dụng của thẻ RFID băng tần kép như thế nào?… Những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây của IT Nam Việt sẽ giúp người dùng hiểu rõ hơn về loại thẻ RFID này.

Thẻ RFID Băng Tần Kép UHF + RF/AM Là Gì?
Thẻ RFID băng tần kép UHF + RF/AM là loại thẻ đặc biệt kết hợp 2 tần số đó là UHF và RF/AM. Do đó, thẻ RFID băng tần kép vừa có khả năng chống trộm tăng tính bảo mật, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm kê hàng hóa trong kho nhanh chóng. Thẻ RFID băng tần kép UHF + RF/AM có cấu tạo gồm thẻ nhựa cứng và chip RFID tần số 860Mhz – 960Mhz/ 125 KHz – 134 KHz.
Sản phẩm được làm bằng nhựa ABS nên có khả năng tái sử dụng nhiều lần mà không phải đầu tư mới, điều này giúp tối ưu chi phí vận hành hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.
Thông số kỹ thuật thẻ RFID băng tần kép UHF + RF/AM:


Tổng quan về 2 loại thẻ RFID UHF và thẻ từ RF
Nhìn chung, thẻ RF và thẻ RFID đều là loại là thẻ từ sử dụng tần sóng vô tuyến để nhận dạng và kiểm soát an ninh. Tuy nhiên, giữa 2 loại thẻ này thường bị nhầm lẫn bởi một số người dùng hiện nay.
Thẻ RFID là loại thẻ được thiết kế để lưu trữ và truyền thông tin thông qua sóng radio và định danh các đối tượng. Một thẻ RFID gồm chip RFID, ăng-ten và chất nền. Trong khi đó, thẻ RF (Radio Frequency) là loại thẻ từ cơ bản và được ứng dụng phổ biến trong hoạt động kiểm soát an ninh và truy cập. Thẻ có khả năng chống trộm bằng sóng vô tuyến dựa vào hệ thống EAS – Electronic Article Surveillance. Hệ thống này bao gồm thiết bị phát sóng và thẻ RF để kích hoạt khi thẻ tiếp xúc.

Theo dõi bảng so sánh dưới đây để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa thẻ RFID và thẻ RF:
Tiêu chí so sánh | Thẻ RF | Thẻ RFID |
Tần số hoạt động | 125 KHz – 134 KHz | Tần số thấp: 125 KHz – 134 KHz Tần số cao: 13.56 MHz Siêu cao tần: 860 – 960 MHz |
Cấu tạo | – Không chip – Hệ thống an ninh chuyên biệt gồm máy phát sóng và thẻ | – Có chip – Hệ thống an ninh gồm thẻ cố định và đầu đọc thẻ RFID. |
Tần số vô tuyến | Đầu đọc cung cấp định dạng tần sóng vô tuyến cho thẻ | Thẻ sở hữu mã định dạng tần số vô tuyến riêng ngay từ đầu |
Khoảng cách nhận tín hiệu | Thường có phạm vi hoạt động xa hơn | Phạm vi hoạt động ngắn hơn, một số loại cần được đặt gần thiết bị đọc. |
Ứng dụng phổ biến | – Chủ yếu dùng cho mục đích chống trộm đơn giản – Hệ thống an minh ở cửa hàng kinh doanh | – Khóa cửa vân tay – Mã định dạng sách ở thư viện, ứng dụng RFID trong quản lý thư viện. – Mã hàng hóa – Thẻ ATM- RFID trong quản lý kho, chuỗi cung ứng, y tế,… |
Nguyên lý hoạt động của thẻ RFID băng tần kép
Nguyên lý hoạt động của thẻ RFID băng tần kép như sau:
Đối với tần số UHF:
Đầu đọc RFID phát sóng điện từ đến thẻ, ăng-ten nhận năng lượng từ sóng, IC được kích hoạt, biến đổi năng lượng với dữ liệu từ bộ nhớ và gửi tín hiệu ngược lại qua ăng-ten của thẻ.
Đối với tần số RF/AM:
Khi thẻ RF trong phạm vi nhất định, chùm sóng vô tuyến từ máy phát tiếp cận thẻ RF, tín hiệu này làm cho thẻ phát ra tín hiệu với tần số chính xác đến bộ thu tín hiệu, hệ thống xác minh thẻ đúng tần số và kích hoạt thông báo nếu cần thiết.

Xem thêm: “Chip HF RFID Và UHF RFID Loại Nào Tốt Hơn?“
Thực tế, tùy vào từng ứng dụng cụ thể, thẻ RFID băng tần kép có thể hoạt động đồng thời trên cả 2 dải tần số hoặc chỉ hoạt động trên một dải tần số nhất định. Thông thường, với RFID trong quản lý kho, UHF có thể được sử dụng để kiểm kê hàng hóa, trong khi đó, RF được sử dụng để kiểm soát khu vực ra vào kho.
Đánh Giá Ưu Điểm Thẻ RFID Băng Tần Kép UHF + RF/AM
Thẻ RFID băng tần kép sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, là hợp nhất ưu điểm của cả 2 loại chip UHF và RF, cụ thể như sau:
- Phạm vi đọc xa: Tận dụng khả năng đọc xa vượt trội của băng tần UHF, cho phép nhận diện đối tượng được gắn thẻ ở khoảng cách lên đến 12 mét, phụ thuộc vào môi trường và thiết bị đọc sử dụng, do đó, thẻ được ứng dụng trong theo dõi an ninh, quản lý kho bãi,…
- Tính bảo mật cao: Thẻ RFID này có tính năng bảo mật cao để ngăn chặn các hành vi gian lận hoặc sao chép thông tin thẻ RFID. Mỗi thẻ RFID băng tần kép được gắn một mã định danh duy nhất, đảm bảo không có sự trùng lặp giữa các thẻ.
- Linh hoạt trong sử dụng: Công nghệ RFID cho phép nhận diện thẻ mà không cần tiếp xúc vật lý, giúp quá trình định vị đối tượng được gắn thẻ diễn ra nhanh chóng. Thẻ RFID băng tần kép hoạt động ổn định trong nhiều môi trường khác nhau, độ bền cao, hiệu suất hoạt động ổn định.
- Thẻ RFID băng tần kép có khả năng lưu trữ thông tin lớn: Thẻ RFID cho phép lưu trữ thông tin lớn, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho việc quản lý và theo dõi đối tượng theo thời gian thực.
- Đọc đồng thời nhiều thẻ: Đầu đọc RFID có khả năng đọc nhiều thẻ cùng một lúc, tăng tốc độ xử lý kiểm kho, kiểm soát,…

Ứng Dụng Thẻ RFID Băng Tần Kép Trong Hoạt Động Doanh Nghiệp
Hiện nay, thẻ RFID băng tần kép UHF RF được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
RFID trong quản lý chuỗi cung ứng: Thẻ RFID băng tần kép cho phép ghi nhận thông tin hàng hóa một cách tự động hóa, tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót từ con người. Hệ thống RFID có khả năng đọc nhiều thẻ cùng lúc, nhanh chóng, định vị chính xác vị trí của từng loại hàng trong kho. RFID băng tần kép cũng giúp theo dõi đường đi của hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, từng lô hàng đều được truy xuất nguồn gốc một cách rõ ràng, giảm thiểu nguy cơ thất lạc hiệu quả.
RFID băng tần kép trong ngành bán lẻ: Thẻ RFID băng tần kép giúp phát hiện kịp thời các trường hợp mất cắp hàng hóa, tăng cường an ninh cho cửa hàng. Thẻ RFID có thể được tích hợp vào hệ thống thanh toán không tiếp xúc, tăng tốc độ thanh toán, giảm thiểu thời gian chờ đợi, tối ưu trải nghiệm khách hàng.
RFID trong sản xuất: Thẻ RFID cho phép theo dõi từng công đoạn trong quy trình sản xuất, giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng sản phẩm và ứng dụng tự động hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí nhân công.
RFID trong quản lý y tế: Thẻ RFID cho phép theo dõi bệnh nhân, quản lý tài sản và thiết bị y tế, kiểm soát thuốc và vật tư y tế,…
Liên quan đến ứng dụng công nghệ RFID trong nhiều lĩnh vực, bạn có thể tham khảo chi tiết tại bài viết sau: “Công Nghệ RFID Và Ứng Dụng Hệ Thống RFID Trong Đời Sống“
Lưu Ý Khi Lựa Chọn Thẻ RFID Băng Tần Kép Để Mang Lại Hiệu Quả Cao
Việc lựa chọn thẻ RFID phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp là yếu tố cực kỳ quan trọng, đảm bảo hệ thống được triển khai hiệu quả và mang lại giá trị cho đơn vị. Theo đó, khi lựa chọn và sử dụng thẻ RFID băng tần kép, bạn cần lưu ý các yếu tố sau:
- Bạn xem xét môi trường sử dụng thẻ, bởi thẻ RFID UHF có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường kim loại hoặc có độ ẩm cao, từ đó làm tác động đến hiệu suất đọc thẻ. Trong trường hợp này, bạn nên ưu tiên chọn loại thẻ RFID chống nhiễu, đảm bảo độ bền cũng như hiệu suất hoạt động ổn định.
- Bạn cần xem xét khoảng cách đọc, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn nên chọn thẻ RFID có phạm vi đọc phù hợp, chọn máy đọc có công suất phù hợp với khoảng cách đọc.
- Chọn chất liệu thẻ RFID phù hợp, có thể là thẻ nhựa, thẻ kim loại, thẻ giấy hoặc tem nhãn RFID,…
- Kích thước thẻ RFID rất đa dạng, do đó, bạn cần xem xét đối tượng được gắn thẻ để chọn thông số kích thước phù hợp, đảm bảo công năng sử dụng và cả giá trị thẩm mỹ.
- Ưu tiên chọn thẻ RFID có khả năng tái sử dụng để tối ưu ngân sách đầu tư và vận hành hệ thống RFID.
- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần xem xét khả năng tương thích của thẻ với hệ thống RFID, chi phí RFID, nhà cung cấp thẻ RFID chất lượng,…
Thẻ RFID băng tần kép UHF + RF/AM là giải pháp toàn diện kết hợp ưu điểm của cả 2 dải tần số UHF và RF, mang đến cho doanh nghiệp công cụ quản lý và bảo mật hiệu quả. Với khả năng đọc từ xa, tốc độ xử lý nhanh, độ bảo mật cao,… thẻ RFID băng tần kép sẽ là lựa chọn hàng đầu dành cho doanh nghiệp của bạn nếu muốn tự động hóa quy trình, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ đến Hotline 0962 888 179 để được tư vấn chi tiết nhé!