Đánh Giá Ưu Nhược Điểm Công Nghệ RFID | #7 Lợi Ích Khi Sử Dụng Giải Pháp RFID

Được biết, công nghệ RFID có tính ứng dụng linh hoạt, được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực đời sống, điển hình có thể kể đến là quản lý kho, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý và vận hành thư viện, kiểm soát truy cập, theo dõi và quản lý tài sản,… Tuy nhiên, thực tế, có không ít người dùng vẫn chưa hiểu rõ ưu nhược điểm công nghệ RFID cũng như các lợi ích mà giải pháp này mang lại cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,… Bài viết dưới đây của IT Nam Việt sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, theo dõi ngay và đừng bỏ lỡ nhé!

Ưu nhược điểm công nghệ RFID
Ưu nhược điểm công nghệ RFID

Ưu Nhược Điểm Công Nghệ RFID Ít Ai Quan Tâm

Không phải ngẫu nhiên mà công nghệ RFID được nhanh chóng “nhân rộng” trong hầu hết tất cả các lĩnh vực, bởi chúng đáp ứng trọn vẹn mong muốn cũng như nhu cầu của người dùng. Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn khám phá từng chi tiết ưu nhược điểm công nghệ RFID:

Ưu Điểm Công Nghệ RFID

Những ưu điểm của công nghệ RFID có thể kể đến là: không cần chiếu theo đường thẳng, có thể đọc nhiều thẻ cùng một lúc, khoảng cách đọc xa, có thể tái sử dụng thẻ RFID,…

Ưu điểm công nghệ RFID
Ưu điểm công nghệ RFID

Đọc Tự Động Dữ Liệu Thẻ RFID

RFID là viết tắt của Radio Frequency Identification, là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ RFID cho phép người dùng nhận dạng đối tượng qua hệ thống thu và phát sóng radio, hỗ trợ quản lý nhanh chóng, hiệu quả và chính xác nhất. Điều này đồng nghĩa với việc, hệ thống RFID cho phép tự động hóa việc thu thập dữ liệu, đọc tự động, từ đó làm giảm bớt sự tác động trực tiếp từ con người. Điển hình, bằng cách ứng dụng hệ thống RFID trong quản lý kho bãi, hàng hóa được gắn thẻ RFID, khi qua vị trí đặt đầu đọc thẻ RFID, thông tin chi tiết về sản phẩm sẽ được cập nhật mà không cần nhân viên quét mã vạch cho từng sản phẩm.

Không Cần Thiết Kế Đường Ngắm (Không Cần Chiếu Theo Đường Thẳng)

Không giống như công nghệ mã vạch, với giải pháp RFID, người dùng không cần thiết kế đường ngắm, thẻ RFID chỉ cần được đặt trong vùng tần số của máy quét là có thể đọc được. Ưu điểm này giúp cho việc đọc thẻ trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn, đặc biệt là đối với các môi trường công nghiệp hay quản lý chuỗi cung ứng, nơi mà việc tiếp cận trực tiếp với thẻ RFID có thể gặp nhiều khó khăn.

RFID không cần chiếu thẳng
RFID không cần chiếu thẳng

Có Thể Đọc Được Khoảng Cách Từ Xa, Đọc Được Nhiều Thẻ Cùng Một Lúc

So với các công nghệ Barcode hay QR code, đầu đọc RFID có thể đọc được dữ liệu ở khoảng cách xa gấp nhiều lần. Ưu điểm này cũng mở ra nhiều ứng dụng RFID trong quản lý tài sản, theo dõi động vật, kiểm soát truy cập, giao thông, an ninh phương tiện,… Mặt khác, RFID có thể đọc được nhiều thẻ cùng một lúc, cho phép người dùng kiểm kê hàng hóa nhanh hơn, tối ưu về thời gian và công sức, từ đó giúp làm giảm chi phí nhân lực hiệu quả. Thực tế đã chứng minh, với cửa hàng nhỏ lẻ, bằng cách sử dụng RFID, người dùng có thể kiểm được toàn bộ sản phẩm trên một kệ hàng chỉ trong vài giây.

RFID có thể đọc được khoảng cách từ xa
RFID có thể đọc được khoảng cách từ xa

Thẻ RFID Có Khả Năng Tái Sử Dụng

Bên cạnh độ bền vượt trội, các loại thẻ RFID còn được đánh giá cao về ưu điểm có thể tái sử dụng. Người dùng dễ dàng ghi đè hoặc chỉnh sửa dữ liệu thẻ RFID nhiều lần, cho phép tái sử dụng trong các ứng dụng khác nhau. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rác thải điện tử.

Thẻ RFID có khả năng tái sử dụng
Thẻ RFID có khả năng tái sử dụng

Tham khảo bộ sưu tập các thẻ RFID tại IT Nam Việt:

Độ Bảo Mật Cao

Công nghệ RFID được các chuyên gia đánh giá cao về độ bảo mật, rất khó để truy cập trái phép. Tuy nhiên, vấn đề này không phải là sự đảm bảo tuyệt đối. Bởi thực tế, có không ít thẻ RFID có thể có nguy cơ bị đọc trộm thông tin bằng thiết bị đọc RFID chuyên dụng. Bạn có thể xem thêm chi tiết vấn đề này tại bài viết sau: “Thẻ RFID An Toàn Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia“.

Nhược Điểm Công Nghệ RFID

Tuy sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, thế nhưng, giải pháp RFID vẫn gặp phải một số hạn chế nhất định, gồm:

  • Sóng radio được sử dụng trong công nghệ RFID có thể bị nhiễu bởi môi trường kim loại hay chất lỏng. Điều này sẽ ít nhiều gây cản trở cho việc đọc dữ liệu từ thẻ RFID.
  • Chi phí đầu tư hệ thống RFID cao hơn so với các hệ thống mã vạch hay QR code. Đây có thể là rào cản không nhỏ đối với một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Startup, vốn hạn chế. Tuy nhiên, xét về tính lâu dài, việc đầu tư hệ thống RFID trong quản lý, theo dõi tài sản, hàng hóa,… sẽ giúp tối ưu chi phí, tăng năng suất, giảm thiểu những sai sót từ con người. Vì vậy, các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức,… có thể xem xét về tính hiệu quả, cân nhắc lựa chọn hệ thống phù hợp.
  • Ngoài ra, việc triển khai hệ thống RFID có thể sẽ phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn, đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều bộ phận khác nhau trong một doanh nghiệp.
RFID được ứng dụng cho đa dạng các lĩnh vực
RFID được ứng dụng cho đa dạng các lĩnh vực

7 Lợi Ích Khi Sử Dụng Công Nghệ RFID

RFID là giải pháp mang tính ứng dụng cao, được sử dụng phổ biến trong hầu hết các tất cả các lĩnh vực, chống trộm, quản lý tài sản, quản lý máy móc công nghiệp, chống làm giả,… Dưới đây là 7 lợi ích mà người dùng nhận được khi ứng dụng công nghệ RFID:

  1. Hệ thống RFID cho phép doanh nghiệp theo dõi các tài sản một cách nhanh chóng, đáng tin cậy mà không cần phải đếm từng mục riêng lẻ.
  2. Bằng cách ứng dụng giải pháp RFID, những hoạt động thủ công được giảm thiểu, từ đó hạn chế những sai sót của con người, tăng hiệu quả hoạt động, tăng độ chính xác cao. Hơn nữa, RFID đọc được nhiều thẻ cùng lúc, giúp tối ưu thời gian cho việc kiểm kê hàng hóa, tăng năng suất hiệu quả.
  3. RFID cho phép theo dõi và cung cấp dữ liệu theo thời gian thực về hàng tồn kho, vị trí sản phẩm, thu thập dữ liệu tự động, cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về sản phẩm, từ đó đưa ra quyết định tốt hơn.
  4. RFID có thể hoạt động được nhiều điều kiện khắc nghiệt mà các mã vạch tiêu chuẩn thông thường không thể thực hiện được, như độ ẩm cao, nhiệt độ dao động mạnh, tiếp xúc với hóa chất và ánh sáng mặt trời,…
  5. Dữ liệu được thu thập và tải lên dưới dạng thông số điện tử, do đó, RFID giúp doanh nghiệp tránh được lỗi sao chép, trùng lặp, đặc biệt là đối với hệ thống đòi hỏi thao tác đồng thời số lượng lớn. Trong một số trường hợp, RFID cũng giúp doanh nghiệp chia sẻ thông tin với khách hàng.
  6. Bên cạnh đó, hệ thống RFID cũng giúp đảm bảo các mặt hàng đã được hoàn tất đúng quy trình, được kiểm tra chính xác, giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng và giảm số lượng hàng hóa bị trả lại. Hơn nữa, bằng cách gắn thẻ RFID vào sản phẩm cũng giúp đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc, thương hiệu,… mặt hàng ngay từ điểm xuất phát của chúng.
  7. RFID là công nghệ được đánh giá là rất hiệu quả về chi phí, và nâng cao doanh thu đáng kể. Bằng cách cải thiện quản lý hàng tồn kho, các tổ chức sử dụng RFID có thể cung cấp dịch vụ tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh và nâng cao sự hài lòng của khách hàng – tiền đề để doanh nghiệp có cơ hội đạt doanh số cao hơn và lợi nhuận biên tốt hơn.
Lợi ích khi sử dụng công nghệ RFID
Lợi ích khi sử dụng công nghệ RFID

IT Nam Việt – Đơn Vị Chuyên Giải Pháp RFID Toàn Diện

IT Nam Việt tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực RFID tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp đa dạng các loại thẻ RFID, đầu đọc thẻ RFID, ăng ten, thiết bị mã vạch,… chất lượng, chính hãng với giá tốt nhất thị trường. Đội ngũ kỹ thuật viên của IT Nam Việt đều được đào tạo bài bản, thường xuyên cập nhật giải pháp mới nhằm mang đến cho khách hàng công nghệ tối ưu nhất. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng quý khách hàng trong suốt chặng đường của dự án, từ khảo sát, tư vấn công nghệ đến hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành theo quy định.

Xem thêm các loại đầu đọc RFID ngay sau đây:

Trên đây là những thông tin cơ bản về ưu nhược điểm công nghệ RFID mà bạn đọc có thể tham khảo. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi, nếu cần tư vấn về giải pháp RFID, bạn đừng quên liên hệ ngay với IT Nam Việt qua Hotline 0962.888.179. Đội ngũ IT Nam Việt sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/7, tận tâm, chu đáo và tinh thần trách nhiệm cao nhất.