Chi Phí RFID Bao Nhiêu? Mẹo Tối Ưu Chi Phí Khi Đầu Tư Hệ Thống RFID

Bên cạnh chất lượng thì chi phí RFID là yếu tố được chủ đầu tư đặc biệt quan tâm. Chi phí triển khai hệ thống RFID bao gồm chi phí phần cứng, phần mềm, thẻ RFID và các phí dịch vụ liên quan. Vậy ước tính chi phí triển khai một hệ thống RFID là bao nhiêu? Làm cách nào để tối ưu chi phí đầu tư RFID hiệu quả?… Bài viết dưới đây của IT Nam Việt sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, theo dõi nhé!

Chi phí RFID bao nhiêu
Chi phí RFID bao nhiêu

Chi Phí RFID Bao Nhiêu? Bao Gồm Thành Phần Nào?

Trước đây khoảng hơn 10 năm về trước, RFID là công nghệ khá xa lạ, không được nhiều người biết đến và thực tế, chi phí đầu tư một hệ thống RFID lúc bấy giờ là rất cao. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, công nghệ RFID và ứng dụng của nó đã và đang nhận được sự đánh giá rất cao từ phía người dùng, đặc biệt là với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Và hiện nay, chi phí đầu tư triển khai hệ thống RFID cũng không quá cao, có tính cạnh tranh cao giữa các nhà cung cấp dịch vụ.

Theo đó, chi phí triển khai hệ thống RFID gồm:

Chi phí phần cứng của hệ thống RFID

Tùy vào từng ứng dụng cụ thể của người dùng, cấu trúc phần cứng của hệ thống RFID cũng sẽ không giống nhau. Thế nhưng, về cơ bản, hệ thống phần cứng RFID gồm các thành phần chính là: đầu đọc RFID và máy in RFID.

Chi phí đầu tư đầu đọc RFID

Đầu đọc thẻ RFID (RFID Reader hay Reader RFID) còn được biết đến với tên gọi là đầu đọc nhận dạng tần số vô tuyến, là thiết bị được sử dụng để nhận dạng đối tượng và thu thập thông tin từ thẻ RFID, dùng để theo dõi các đối tượng riêng lẻ. Theo đó, sóng vô tuyến được sử dụng để truyền dữ liệu từ thẻ RFID đến RFID Reader.

Đầu đọc RFID Impinj Speechway R420
Đầu đọc RFID Impinj Speechway R420

Đầu đọc RFID gồm đầu đọc RFID cố định, đầu đọc RFID cầm tay hoặc di động. Mỗi loại sẽ có cấu tạo, ưu và nhược điểm khác nhau, công năng không giống nhau, do đó, giá thành mỗi loại cũng sẽ có sự chênh lệch nhất định. Đầu đọc RFID cố định thường có giá dao động từ 2.000 – 4.000 USD, tương đương khoảng 50.720.000 – 101.440.000 VNĐ.

Bạn tham khảo thêm các dòng đầu đọc RFID cố định từ nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới ngay sau đây:

Trong khi đó, loại đầu đọc RFID cầm tay được thiết kế dưới dạng cầm tay, có bàn phím, có màn hình, có tích hợp tiện ích kết nối wifi sẽ có giá cao hơn, thường dao động từ 2.500 – 5.000 USD, tương đương khoảng 64 – 127 triệu đồng.

Tham khảo các dòng đầu đọc RFID cầm tay đang được phân phối tại IT Nam Việt ngay sau đây:

Mặt khác, hiện nay, một số đầu đọc RFID di động với thiết kế đơn giản, chỉ chứa đầu đọc, và không được trang bị màn hình hay bàn phím, được kết nối với máy chủ qua Bluetooth,… sẽ có giá thành thấp hơn, thường dao động từ 1.000 – 2.000 USD, tương đương khoảng 25 – 50 triệu đồng.

Chi phí đầu tư đầu đọc RFID cầm tay
Chi phí đầu tư đầu đọc RFID cầm tay

Tùy vào nhu cầu sử dụng, khả năng về ngân sách đầu tư mà bạn cân nhắc, lựa chọn triển khai hệ thống RFID phù hợp.

Chi phí đầu tư máy in RFID

Máy in RFID không chỉ là thiết bị in ấn thông minh mà còn là trợ thủ đắc lực hỗ trợ quản lý hàng hóa, tài sản và gia tăng hiệu quả hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Tính đến thời điểm hiện tại, máy in RFID là thiết bị duy nhất sử dụng công nghệ tần số radio để tự động hóa quy trình thủ công mã hóa từng thẻ, tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí. Đặc biệt, máy in RFID không chỉ có khả năng in các loại thông tin thông thường mà còn có khả năng đọc được thông tin dạng mã hóa như mã vạch 1D, mã gạch 2D hay dạng mã hóa đồ họa.

Chi phí máy in RFID
Chi phí máy in RFID

Được biết, thị trường có 3 loại máy in RFID thông dụng, đó là: máy in RFID để bàn, máy in RFID công nghiệp và máy in RFID di động. Mỗi loại máy in tem nhãn RFID sẽ có đặc điểm cấu tạo khác nhau, được trang bị tính năng không giống nhau, do vậy, giá thành từng sản phẩm cũng sẽ có sự chênh lệch.

Nếu bạn sử dụng nhãn RFID cố định thì bạn không cần dùng đến máy in RFID, bởi thông thường, nhãn đã được tích hợp mã hóa tự động. Trong trường hợp bạn cần dùng đến máy in RFID, thì chi phí đầu tư cho phần này có thể từ 3.000 – 5.000 USD, tương đương khoảng 76 – 127 triệu đồng (đối với một máy in RFID công nghiệp).

Tham khảo các dòng máy in RFID đang được phân phối bởi IT Nam Việt:

Chi phí đầu tư phần mềm của hệ thống RFID

Đây là phần có chi phí đầu tư gần như là lớn nhất trong một hệ thống RFID. Chi phí đầu tư phần mềm RFID thường có giá từ 5.000 – 15.000 USD, tương đương khoảng 126 – 380 triệu đồng. Chi phí phần mềm hệ thống RFID phụ thuộc vào quy trình, mức độ phức tạp cũng như nhu cầu sử dụng của người dùng.

Theo đó, các phần mềm được dựng sẵn từ trước thường có chi phí đầu tư ít hơn, điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể. Tuy nhiên, về sau, bạn có thể tốn thời gian và chi phí cho việc bảo trì, nâng cấp phần mềm. Trong khi đó, với hệ thống RFID tùy chỉnh, doanh nghiệp có thể sẽ trả mức phí cao hơn nhưng đổi lại, hệ thống hoạt động linh hoạt, giúp doanh nghiệp dễ dàng sửa chữa, thay thế,… Vì vậy, để khai thác tối đa các ưu điểm của 2 cách xây dựng hệ thống RFID này, các doanh nghiệp đã có xu hướng kết hợp chúng với tỷ lệ 8:2, nghĩa là 80% là phần mềm dựng sẵn, và 20% là các yếu tố có thể được sửa đổi sau này nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp, đồng thời, đảm bảo nhu cầu cho những thay đổi quan trọng trong tương lai.

Chi phí thẻ RFID

Thẻ RFID hay RFID Tags là loại thẻ được thiết kế để lưu trữ và truyền thông tin thông qua sóng radio và định danh các đối tượng. Hiện nay, trên thị trường, có nhiều loại thẻ RFID với hình dạng, cấu tạo và kích thước khác nhau. Vì vi mạch của các loại thẻ RFID đều giống nhau, nên giá thành của thẻ RFID phụ thuộc vào cách thẻ được gắn với đối tượng được theo dõi.

Chi phí thẻ RFID
Chi phí thẻ RFID

Được biết, thẻ RFID có miếng dán dính được ưu tiên sử dụng trên các loại bề mặt sạch, mềm và phi kim loại. Chi phí loại thẻ này thường dao động từ 0,15 – 0,4 USD, tương đương khoảng 3.800 – 11.000 VNĐ. Với các thẻ RFID được sử dụng cho các đối tượng chất liệu kim loại hoặc đồ vật cần bảo vệ bằng chip như thiết bị điện tử,… thì thường có giá từ 1 – 5 USD, tương đương khoảng 25.000 – 75.000 đồng.

Phí dịch vụ liên quan

Đây là chi phí cho các vấn đề liên quan trong hệ thống RFID như chi phí khảo sát, chi phí xác định loại thẻ, chi phí hỗ trợ cài đặt hệ thống, chi phí triển khai hệ thống,… Chi phí này thường dao động từ 200 – 300 USD/ ngày, tương đương khoảng 3 – 8 triệu đồng, tùy thuộc vào mức độ phức tạp, quy mô hệ thống RFID. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch cho các chi phí khác như chi phí quản lý dự án, bảo hành, hệ thống an ninh,…

Cách Tính Lợi Tức Đầu Tư Triển Khai Hệ Thống RFID

Chip RFID hay công nghệ RFID cho phép bạn theo dõi, quản lý hàng hóa, tài sản,… một cách tối ưu với độ chính xác cao, tối ưu chi phí về nhân sự hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi quyết định đầu tư hệ thống RFID cho doanh nghiệp của mình, điều quan trọng là bạn cần phải biết bạn muốn gì từ công nghệ này, và công nghệ RFID sẽ làm ảnh hưởng như thế nào đến quy trình kinh doanh của bạn. Dĩ nhiên, trước mỗi quyết định, bạn đều phải cân nhắc về lợi tức đầu tư (ROI).

Lợi tức đầu tư RFID - ROI
Lợi tức đầu tư RFID – ROI

Lợi tức đầu tư là số tiền lãi mà bạn nhận được sau khi chi tiền vào đầu tư một thứ gì đó. Để xác định ROI trong hệ thống RFID, bạn cần phải xem xét khả năng tiết kiệm lao động từ hệ thống này như thế nào. Việc triển khai RFID cũng cho phép các doanh nghiệp giảm thời gian cần thiết để xác định vị trí các mặt hàng hoặc hàng tồn kho bị mất,…

Bên cạnh yếu tố giảm chi phí, các nhà quản lý thường đánh giá tỷ suất lợi tức đầu tư của RFID theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao trải nghiệm khách hàng,… Vì vậy, bạn cần xác định ROI bạn mong đợi từ việc sử dụng công nghệ RFID, bởi nếu ROI không đáng kể thì việc đầu tư hệ thống RFID không có giá trị đối với doanh nghiệp của bạn tại thời điểm lúc này.

Top 9 Mẹo Tối Ưu Chi Phí Đầu Tư Hệ Thống RFID

Chi phí đầu tư một hệ thống RFID không thấp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, khi đầu tư triển khai hệ thống RFID, chủ đầu tư cần lưu ý 9 điều sau:

  1. Hãy dành thời gian cho việc xem xét, đánh giá nhu cầu sử dụng hệ thống RFID, phạm vi triển khai quy mô nhỏ hay lớn,… Điều này giúp bạn lên kế hoạch chi tiết giúp tránh đầu tư không cần thiết, gây tốn kém về tiền bạc và thời gian.
  2. Tìm hiểu và chọn loại thẻ RFID phù hợp, có thể là thẻ đọc 1 lần, thẻ đọc nhiều lần, từ RFID tags giá rẻ đến dòng cao cấp với khả năng mã hóa dữ liệu cao. Việc lựa chọn thẻ phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể mà vẫn đảm bảo hiệu quả cho hoạt động.
  3. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm RFID chuẩn hóa do nhà cung cấp đưa ra, bao gồm thẻ RFID, đầu đọc thẻ RFID, phần mềm quản lý,… Các giải pháp RFID có sẵn thường sẽ có chi phí mềm hơn và dễ triển khai hơn.
  4. Ban cân nhắc vị trí đặt đầu đọc thẻ RFID phù hợp để tránh trường hợp mua và lắp đặt quá nhiều thiết bị đầu đọc không cần thiết, gây lãng phí.
  5. Thay vì sử dụng phần mềm cao cấp, bạn nên cân nhắc và chọn phần mềm mã nguồn mở, có thể tùy biến phần mềm theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.
  6. Trước khi đầu tư lớn vào các thiết bị mới như đầu đọc mới, thẻ mới,… bạn hãu kiểm tra khả năng tương thích của chúng với hệ thống hiện tại của bạn.
  7. Thị trường RFID rất sôi động với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhà cung cấp dịch vụ, do đó, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy, đã có nhiều năm kinh nghiệm, cam kết các vấn đề về bảo hành rõ ràng,… IT Nam Việt là đơn vị “vàng” trong “làng” RFID mà bạn nên chọn khi có nhu cầu.
  8. Bạn phải đảm bảo rằng nhân viên của bạn được đào tạo bài bản và đầy đủ về cách sử dụng, vận hành hệ thống RFID.
  9. Sau khi hệ thống RFID được triển khai và vận hành, bạn cần liên tục theo dõi hiệu quả và đánh giá để phát hiện, sửa chữa kịp thời các vấn đề liên quan.
Hệ thống RFID quản lý kho hàng
Hệ thống RFID quản lý kho hàng

IT Nam Việt – Giải Pháp RFID Giá Tốt Tại Việt Nam

IT Nam Việt được đánh giá là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp giải pháp RFID toàn diện tại Việt Nam. Chúng tôi chuyên cung cấp đa dạng các loại đầu đọc RFID, thẻ RFID, ăng-ten RFID,… và các thiết bị mã vạch, thiết bị văn phòng chính hãng, giá cạnh tranh nhất thị trường.

IT Nam Việt đã có hơn 10+ năm kinh nghiệm, đã là đối tác tin cậy của hàng nghìn khách hàng trên toàn quốc, chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất với mức chi phí hợp lý nhất. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7, đồng hành trọn đời cùng mọi dự án, chỉ cần bạn gọi, chúng tôi lập tức có mặt hỗ trợ một cách nhanh chóng.

Giải pháp RFID toàn diện
Giải pháp RFID toàn diện

Trước khi tư vấn khách hàng, IT Nam Việt luôn tìm hiểu kỹ nhu cầu sử dụng của từng đối tượng, từ đó có được cơ sở để đưa ra phương án tối ưu nhất, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả sử dụng cao.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về chi phí RFID, bạn đọc có thể tham khảo, từ đó có được cái nhìn tổng quan nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi, đừng quên liên hệ với IT Nam Việt qua Hotline 0962.888.179 để được tư vấn triển khai hệ thống RFID giá tốt nhé!